Viêm não Nhật Bản là bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1870, sau đó lan ra toàn thế giới. Bệnh do virus Japanese encephalitis, thuộc nhóm Flavivirus gây ra. Nếu không kiểm soát tốt bệnh có thể lây nhiễm và rất dễ bùng phát thành dịch. Vậy viêm não Nhật Bản lây qua đường nào và phải làm sao để phòng bệnh hiệu quả?
Hình ảnh hoạt động tại Phòng khám.
Ngoài ra, với sự ra đời của Phòng khám chuyên đề các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, Bệnh viện sẽ có luồng khám riêng cho nhóm bệnh nhân này, cùng với việc theo dõi bằng hồ sơ bệnh án, các bác sĩ có thể quản lý người bệnh tốt hơn, việc tư vấn và điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, các số liệu về công tác khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện sẽ được đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, chính xác cao, là điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích, đánh giá và xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, liên tục cập nhật và phát minh những phương pháp, kỹ thuật mới về xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Phòng khám có 11 nhân lực: bao gồm 10 bác sĩ (trong đó có 01 Phó Giáo sư, 03 Tiến sĩ, 02 Bác sĩ Chuyên khoa II, 04 Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú) và 1 điều dưỡng viên. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, Phòng khám chuyên đề các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là một địa chỉ uy tín, đảm bảo độ chính xác cao về chẩn đoán cũng như điều trị, nơi mọi người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và nhận được dịch vụ an toàn, đáng tin cậy.
Buổi lễ còn được lắng nghe phần báo cáo của TS.BS. Phạm Thị Minh Phương - Trưởng Khoa Khám bệnh, Trưởng Nhóm chuyên môn bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, về định hướng hoạt động của Phòng khám. Theo đó, một số định hướng nổi bật có thể kể đến như:
- Về hoạt động chuyên môn: Khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, WHO, CDC; Hoàn thiện quy trình hoạt động, đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý cho người bệnh; Nâng cao năng lực xét nghiệm; Đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận và điều trị cho bạn tình của người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục;...
- Về hoạt động Đào tạo - Chỉ đạo tuyến: Phối hợp công tác chỉ đạo tuyến xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu trên toàn quốc; Phối hợp cơ quan chủ quản (Cục AIDS, Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế) xây dựng hệ thống báo cáo ca bệnh từ trung ương đến địa phương; Phối hợp Chỉ đạo tuyến xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh tại các địa phương trọng điểm;…
- Về hoạt động Hợp tác quốc tế - Nghiên cứu khoa học: Phối hợp công tác Đối ngoại tăng cường các dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chú trọng khảo sát tình trạng kháng kháng sinh (lậu) và phát triển vắc-xin phòng bệnh (lậu, giang mai, HPV…); Tăng cường hợp tác với các tổ chức làm về nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trong nước và quốc tế.
- Về hoạt động Truyền thông giáo dục y tế: Phối hợp Phòng Công tác xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông kiến thức và các dịch vụ kỹ thuật liên quan tại Bệnh viện Da liễu Trung ương; Xây dựng chiến lược tiếp cận nhằm nâng cao kiến thức và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của nhóm nguy cơ (MSM);…
Sự thành lập của Phòng khám chuyên đề các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cũng phù hợp với nhu cầu của đông đảo những người quan tâm về lĩnh vực này, là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa, mang tính trách nhiệm xã hội cao. Bởi tại đây, các bác sĩ không chỉ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mà còn tư vấn, sàng lọc những bệnh này, giúp người dân nâng cao nhận thức, phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, mang đến một nền tảng sức khỏe tốt hơn cho tất cả mọi người.
Cũng tại buổi ra mắt, Nhóm chuyên môn bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đã lần lượt nhận những bó hoa tươi thắm và lời chúc tốt đẹp từ PGS.TS. Lê Hữu Doanh - Giám đốc Bệnh viện; đại diện các Khoa, Phòng, Trung tâm và các tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện.
Phòng khám chuyên đề các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là Phòng khám 15, có vị trí tại Tầng 3, Nhà D và sẽ làm việc từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần (trong giờ hành chính).
Viết bài và đăng bài: Phòng Công tác xã hội
Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường nào?
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh. Vậy viêm não Nhật Bản lây qua đường nào? Viêm não Nhật Bản có thể lây truyền qua đường muỗi đốt. Các loài động vật như chim hoang và lợn thường là những ổ chứa virus Japanese encephalitis. Sau đó, muỗi sẽ đốt những động vật này và trở thành những con muỗi có chứa mầm bệnh. Cuối cùng, những con muỗi này sẽ đốt vào da của người khỏe mạnh và truyền bệnh sang cho họ.
Hai loài muỗi thường gây lây truyền bệnh là Culex và Aedes
Hai loài muỗi thường gây lây truyền bệnh là Culex và Aedes. Chúng thường hoạt động mạnh vào buổi chiều tối, nhất là ở những vùng lúa nước hay những khu vực cánh đồng, các ao hồ,… Những con muỗi có chứa mầm bệnh sẽ có thể bay xa trong khoảng 3km.
Hiện nay, con đường muỗi đốt là con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm não Nhật Bản. Chưa có trường hợp bệnh bị lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh, vì thế việc tiếp xúc gần hoặc ăn uống cùng người bệnh không gây lây nhiễm viêm não Nhật Bản.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản
Rất khó để có thể phát hiện viêm não Nhật Bản thông qua những biểu hiện lâm sàng. Phương pháp chính xác và nhanh chóng thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh chính là thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:
- Xét nghiệm phân lập virus viêm não Nhật Bản từ các bệnh phẩm máu, dịch não tủy. Mẫu máu của bệnh nhân nên được lấy trong khoảng 4 ngày đầu kể từ khi xuất hiện sốt để đảm bảo độ chính xác của kết quả và có thể phát hiện ra bệnh sớm hơn.
Khi trẻ bị sốt cao, li bì cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt
- Kỹ thuật ELISA: Đây là kỹ thuật phát hiện virus Nhật Bản gián tiếp thông qua kháng thể IgG và IgM của cơ thể tạo ra để chống lại VR. Các bác sĩ cũng dựa vào mẫu máu và mẫu dịch não tủy để thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp virus xâm nhập vào cơ thể thì kháng thể IgM thường xuất hiện đầu tiên và có khả năng tồn tại trong khoảng 60 ngày. Trong khi đó, kháng thể miễn dịch IgG sẽ xuất hiện muộn hơn và có vai trò bảo vệ cho cơ thể người bệnh.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Nếu nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm não Nhật Bản, các bác sĩ sẽ thường chỉ định cho bệnh nhân thực hiện chọc hút dịch não tủy. Trong viêm não Nhật Bản thường gây tăng áp lực dịch não tủy, dịch trong. Sau đó, mẫu bệnh phẩm này sẽ được đưa vào kính hiển vi để quan sát, phân tích. Khi xét nghiệm đếm tế bào phát hiện có nhiều tế bào bạch cầu đơn nhân và số lượng tế bào dịch có thể từ mức bình thường đến mức tăng nhẹ. Nếu thực hiện xét nghiệm sinh hóa dịch protein cũng có thể cho thấy kết quả tăng nhẹ.
- Bên cạnh những phương pháp trên, các bác sĩ còn có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm chức năng gan, thận, xét nghiệm virus Dengue, chụp cắt lớp vi tính, hoặc cũng có thể chụp cộng hưởng từ sọ não,…