Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Mở Rộng Kiến Thức Chuyên Ngành
Nâng cao hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, y tế cho đến kỹ thuật và văn hóa. Kiến thức chuyên ngành rộng lớn giúp bạn dịch chính xác hơn, đồng thời mở rộng khả năng sáng tạo trong cách diễn đạt. Bên cạnh việc luyện tập, rèn luyện các kỹ năng trên, bạn cần phải đọc và tìm hiểu thêm tiếng Anh chuyên ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau: tiếng Anh kinh doanh, tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng, tiếng Anh chuyên ngành Xây dựng, tiếng Anh chuyên ngành Y tế – dược, tiếng Anh chuyên ngành môi trường… để có sự am hiểu phục vụ tốt hơn trong quá trình dịch tiếng Anh chuyên ngành.
Hành trình rèn luyện kỹ năng dịch thuật là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn, đam mê và không ngừng học hỏi. Bằng cách áp dụng những phương pháp trên, bạn sẽ từng bước nâng cao được chất lượng bản dịch của mình, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực biên dịch. Hãy nhớ rằng, mỗi bản dịch không chỉ là sự chuyển ngữ, mà còn là cầu nối văn hóa, kiến thức và cảm xúc giữa các dân tộc và thế hệ. Chúc bạn thành công trên con đường dịch thuật!
Sau khi khám phá và áp dụng những phương pháp rèn luyện cách dịch tiếng Anh hiệu quả, việc chọn lựa một đối tác tin cậy để hỗ trợ bạn trong quá trình dịch thuật là bước tiếp theo quan trọng. Tại Dịch Thuật Số 1, chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ dịch tiếng Anh chuyên nghiệp, với đội ngũ dịch giả giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ. Dù bạn cần dịch thuật tài liệu học thuật, văn bản pháp lý, tài liệu kinh doanh, hay bất kỳ loại văn bản chuyên ngành nào, Dịch Thuật Số 1 đều sẵn sàng đáp ứng với cam kết về chất lượng và độ chính xác cao nhất.
PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI BẰNG CÁCH HỌC KANJI THEO BỘ THỦ
Cách học kanji theo bộ thủ được xem là phương pháp học kanji hiệu quả và cũng phổ biến. Vậy bạn có biết bộ thủ trong kanji là gì không? – Bộ thủ là 1 cách phân loại kí tự cho việc tìm kiếm, 1 bộ thủ là 1 phần của chữ kanji. Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể nhé:
3 chữ kanji này đều liên quan tới nước như汁(soup), 汚(bẩn), 泳(bơi lội), tất cả đều có thành phần 3 nét giống nhau ở bên trái, 3 nét này được gọi là bộ thủ, bộ này tên là bộ thủy(nước).
Có tổng cộng 214 bộ trong Kanji, các bạn nên phân định thời gian để học từ những bộ cơ bản trước sau đó đến phức tạp sau. Bộ thủ được xem là trợ thủ đắc lực để học Kanji hiệu quả. Vì sao lại nói như vậy? Vì nếu nắm chắc bộ thủ bạn có thể dựa trên bộ thủ để tra cứu Kanji rất dễ dàng. Ví dụ, bạn muốn tra chữ Hán có bộ thủy trong từ điển là sẽ có danh sách các chữ có bộ thủy.
Hơn nữa, Bộ thủ giúp bạn phân biệt được những chữ Kanji tương tự nhau. có nhiều chữ Kanji giống nhau cả âm Hán (VD: 成 誠 城- cả 3 chữ đều là Thành), nếu học Kanji dựa theo âm Hán không sẽ không phân biệt được vì vậy phải dựa vào bộ thủ để phân biệt là hiệu quả nhất.
Theo Ví dụ trên thì ta có thể phân biệt 3 chữ thành như sau: ở chữ誠-thành trong thành thật sẽ có bộ Ngôn ở bên trái, còn chữ城-thành trong thành lũy, tòa thành có bộ Thổ ở bên trái. Như vầy các bạn có thấy là dễ phân biệt và dễ nhớ hơn chưa nào.
Hơn nữa, bạn cũng biết đấy đối với người nước ngoài khi học tiếng nhật phải cố gắng chinh phục được gần 2000 chữ. Với số lượng Kanji nhiều thế này để nhớ được hết cũng không dễ dàng gì, vì thế không học bộ thủ sẽ rất khó phân định và nhớ chính xác hết được toàn bộ 2000 chữ Kanji. Các chữ Kanji ở trình độ N3 trở lên hầu như được ghép từ các bộ thủ.
Ngoài ra, bộ thủ có 214 bộ cũng không gọi là dễ nhớ. Mình có phương pháp học bộ thủ khá hiệu quả được chia sẻ từ các Senpai, đấy là phương pháp Mnemonics. Mnemonics là phương pháp học mẹo, có thể dùng câu chuyện hoặc hình ảnh liên quan đến bộ đấy để ghi nhớ dễ hơn.
PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI BẰNG ĐỌC SÁCH BÁO TIN TỨC TIẾNG NHẬT
Chắc các bạn cũng biết, sách báo tin tức là nguồn cung cấp kiến thức rất đa dạng, vì thế nơi đây sẽ có rất nhiều từ chuyên ngành, mà từ chuyên ngành và tên riêng tiếng Nhật thường được ghép bởi nhiều từ Kanji liên tiếp, thậm chí có cả những cụm từ chuyên ngành được ghép bởi 5 từ Kanji trở lên.
Vì thế, mỗi ngày hãy dành ít nhất là 10 – 15 phút đọc báo, truyện… bằng tiếng Nhật. Ban đầu có thể bạn mất cả 10 phút để đọc hết được 2 câu. Không sao, đừng nản. Từ nào chưa biết cách đọc, hãy dừng lại, dùng từ điển tra xem nó là gì, đọc ra sao. Sau đó ghi chú lại và tiếp tục đọc. Như vậy bạn cũng đã được học thêm một từ mới rồi. tại sao phải đọc báo, tạp chí, sách khoa học,… để học Kanji hiệu quả?
Vì đây là những nguồn sử dụng rất nhiều Kanji, nếu bạn muốn nhanh chóng chinh phục con đường học 2000 chữ Kanji thì đây là nơi cho bạn thử thách để chinh phục chúng đấy.
Kanji trên Manga hoặc báo chí thường sẽ khó vì chúng là từ chuyên ngành, tuy nhiên nếu bạn tích lũy được chúng thì con đường chinh phục Kanji của bạn cũng không còn xa đâu. Hơn nữa, Kanji cũng như từ vựng tiếng Nhật được sử dụng trên báo chí như NHK, ANN, hay TBS đều là những từ thông dụng cho bạn thấy rất được phần nào tiếng Nhật thực tế mà trong các sách giáo trình bạn ít khi gặp.
Ông bà xưa thường nói sách là kho tàng tri thức, đọc sách bằng tiếng Nhật không chỉ biết những kiến thức về Nhật mà còn có thể biết thêm nhiều từ về kiến thức chung tiếng Nhật sẽ dùng từ gì. Hơn nữa, khi ngồi ở đâu đó cầm trên tay tờ báo hay quyển sách tiếng Nhật và đọc cũng cảm thấy rất chi là này nọ phải không nào.
Thế là mình đã tổng hợp và đưa ra được 5 phương pháp học Kanji hiệu quả mà mình sưu tầm và tích lũy được. Nếu bạn muốn chinh phục tiếng Nhật thì không thể tránh khỏi Kanji rồi, vì vậy hãy bắt đầu tìm ra phương pháp học kanji hiệu quả cho bản thân mình đi nào.
Hy vọng bài viết Phương pháp học kanji tiếng nhật giúp các Bạn có thể hoàn toàn nắm được những cách học kanji cho người mới bắt đầu.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Quan sát bức tranh ngôn ngữ học hiện đại, có thể thấy có khá nhiều đường hướng nghiên cứu khác nhau và mỗi đường hướng như vậy, tùy theo cơ sở triết học, lại có những cách hình dung về bản thể của đối tượng cũng hết sức khác nhau. Có thể nói, lịch sử ngôn ngữ học là lịch sử của các trường phái và tương ứng với chúng là cả một hệ phương pháp, hệ thủ pháp rất đa dạng, bên cạnh một số thủ pháp phổ biến chung cho mọi khoa học. Đặc điểm này không chỉ riêng của ngôn ngữ học. Có điều tính phủ định về mặt lí thuyết trong lĩnh vực này diễn ra với tốc độ quá nhanh. Và rõ ràng, muốn có được một cái nhìn tổng quát về một số phương diện hữu quan như cơ sở triết học, sự phát triển, tính kế thừa, những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung, quả không đơn giản, ngay đối với những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm.
Nội dung cuốn sách gồm hai phần có 16 chương sau:
+ Chương 1. Phương pháp luận và phương pháp luận ngôn ngữ học
+ Chương 2. Phương pháp luận của trường phái Geneva
+ Chương 3. Phương pháp luận của trường phái Prague
+ Chương 4. Phương pháp luận của trường phái Copenhagen
+ Chương 5. Phương pháp luận của trường phái cấu trúc luận Mĩ
+ Chương 6. Phương pháp luận của trường phái London
+ Chương 7. Phương pháp luận của ngôn ngữ tạo sinh
+ Chương 8. Phương pháp luận của ngôn ngữ tri nhận
+ Chương 9. Phương pháp luận của ngôn ngữ nhân chủng
+ Chương 10. Phương pháp, thủ pháp và phương tiện miêu tả
+ Chương 11. Phương pháp giải thích bên ngoài
+ Chương 12. Phương pháp giải tích bên trong
+ Chương 13. Các phương pháp logic học, toán học, ngôn ngữ học tâm lí
+ Chương 14. Phương pháp so sánh - lịch sử
+ Chương 15. Phương pháp lịch sử - so sánh
+ Chương 16. Phương pháp đối chiếu.
Nguyễn Thiện Giáp. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2015.
Bộ sưu tập số Lĩnh vực Giáo dục