Giới thiệu cho bạn một số các Khu Du Lịch Tâm Linh ở Vĩnh Phúc có những ngôi đền chùa nào nổi tiếng nhất và tóm tắt sơ lược về văn hóa và con người của tỉnh Vĩnh Phúc giúp bạn đọc hình dung ra được một bức tranh đẹp của một tỉnh nằm trong đồng bằng sông Hồng phía Bắc của Tổ Quốc.
Địa điểm du lịch tâm linh Đền Đuông ở Vĩnh Phúc
Đền được xây dựng ở xã Bồ Sao, Vĩnh Phúc. Là nơi thờ Đông Hải Long Vương, con trai thứ 25 của cha Lạc Long Quân Và Mẹ Âu Cơ. Tương truyền rằng thời xưa kỵ chữ Đông nên dân dan đã đổi thành là Đuông.
Đền xây theo lối kiến trúc hình chữ Công, bao gồm có tòa Tiền đường và Hậu cung được xây kết nối với nhau bằng ống muống. Toàn bộ công trình được xây lên bao gồm tới 48 cái cột, xây theo hình chum nước ở dữa phình ra và hai đầu thon dài. Mỗi cột đinh được xây trên một viên đá tảng to vững chắc, chia thành bốn hàng. Về ống muống được xây theo kiến trúc hai tầng mái kiểu chồng diềm, với mỗi cạnh dài 6m làm nổi bật lên thành lầu chuông, lầu trống.
Cho tới hiện nay ngôi đền còn lưu dữ được tới hơn 10 pho tượng cổ từ thời xưa như là: pho tượng của Đông Hải Long Vương, Thụy Minh Thái Phu nhân, công chúa Mục Trinh và một số tượng quan văn quan võ đương triều thời đấy ngoài ra còn có cả bộ lưỡng sư Đồ đồng trên đỉnh là 4 cây đèn to cao với màu đen bóng bẫy. Đặc biệt hơn đền Đuông còn lưu dữ bảo tồn được 14 đạo sắc phong của thời xưa.
Khu du lịch tâm linh đền Đuông ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được nhà nước công nhận năm 1993 là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Ngôi đền nằm ở thôn Đa Cai, Sơn Đông, Lập Thạch được xây dựng vào thời Hậu Lê, trên chính mảnh đất của gia đình ông. Được xây với lối kiến trúc gồm có: đền chính, nghi môn, nhà Tả lạc, nhà Hữu lạc, nhà thủ từ, nhà đặt đá mài gương, lầu Thiêu hương …
Điện chính bao gồm có năm gian Tiền tế, ba gian hậu cung với sáu hàng chận cột được làm hoàn toàn bằng gỗ lim với bề thế to lớn. Bộ vì kiều được xây lên với lối kiến trúc chồng rường giá chiêng, thượng rường hạ kẻ với các mảng hình là đề tài chạm khắc trang trí đầy thẩm mỹ. Còn đồ thờ tự với kỹ thuật sơn thếp trên các bức hoành phi, bài vị, long ngai… ngôi đền chính là điển hình của những tác phẩm điêu khắc của thời cổ xưa.
Đền Trần Nguyên Hãn nơi còn lưu dữ được những di vật có giá trị theo thời gian như: rừng Thần, ao Tó, bến Đông Hồ, đặc biệt nhất là có phiến đá là di vật của ông đã mài gươm trướvc lúc đi đánh giặc.
Khu du lịch tâm linh đền Trần Nguyên Hãn nằm ở Vĩnh Phúc đã được nhà nước công nhận năm 1981 là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đình được xây dựng ở thôn Bảo Đức, Đạo Đức, Bình Xuyên đây là nơi thờ Lý Bí cùng với mẹ và vợ của ông làm Thành hoàng.
Đình được xây với lối kiến trúc hình chữ Nhị, khu đại đình được xây dựng lên xung quanh cột trụ bắc ngang qua hành lang, nơi đây có một cửa ra vào, xung quanh tường hậu đều có cửa thông vào với hậu cung. Về hậu cung vẫn còn dữ được cơ bản phong cách của thế kỷ thứ 19.
Hiện nay trong đình còn lưu dữ được khá nhiều di vật cổ ví dụ như: ngọc phả ghi sự tích, bức hoành trạng của vua Lý Nam Đế cùng với bảy đạo sắc phong. Đặc biệt hơn cả là đình còn dữ được bộ của võng có giá trị vô cùng được xây dựng ở thế kỷ thứ 19, những nét chạm khắc vô cùng tinh tế và sắc sảo, với đề tài về tứ linh và tứ quý, các mặt diềm khung đều là hình rồng uốn ượn ẩn hiện đan xen, và hình ảnh hoa lá cách điệu đơn giản mà vô cùng tinh tế.
Ở hậu cung là nơi đặt bức tranh Cửu Long châu, được chạm khắc sơn son thếp vàng, đay là một tác phẩm vô cùng đồ sộ, hình rồng được bàn tay các nghệ nhân với kỹ thuật cao để khắc lên các tư thế cân đối tỉ mỉ tới từng chi tiết.
Khu du lịch tâm linh đền Bảo Đức nằm ở Vĩnh Phúc vào năm 1992 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Hay còn được biết đến là Vĩnh Phúc tự, nằm tại cổng đông của làng Quan Tử, Sơn Đông, Lập Thạch trên một gò đất cao nằm dữa cánh đồng trũng, vậy nên mới nói là gò Am. Ngôi chùa được khởi công từ năm 1696 xây dựng suốt 15 năm.
Chùa được xây dựng với diện tích gần 2000m2 bao gồm: cổng chùa chính, cổng Tam quan, tòa Tiền đường , hai tòa chính điện. Ở dữa mỗi công trình đầu có sân thiên tỉnh.
Kiến trúc của chùa xây theo kiểu chữ Môn bao gồm ba gian, hai dĩ tầng trên có treo khánh đồng và chuông đồng. Còn về khu chùa chính bao gồm có ba gian lại được xây theo kiểu chữ Tam: khu Bái đường gồm 5 gian 2 dĩ với kiến trúc hai tầng mái, chính là tòa vừa có kiến trục to lớn và đẹp đẽ nhất.
Chính điện bao gồm có hai tòa, mỗi tòa sẽ có 3 gian, tới tòa chính điện thứ hai thì lại có hai động lớn, được dắp lên bằng đất rất kỳ công. Ở đây có tới 31 pho tượng cũng chính là những tác phẩm điêu khắc, tạc tượng bằng gỗ có giá trị nghệ thuật rất cao.
Khu du lịch tâm linh chùa Am ở Vĩnh Phúc đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993.
Tham Khảo Thêm: Khu Du Lịch Tâm Linh ở Hưng Yên có gì đặc sắc
Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.
Tương truyền chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ đời Tiền Lê do một bà công chúa dựng lên đặt tên là Vĩnh Khánh tự, khi thiết lập mười ba trại (Thập tam trại) ở phía tây thành Thăng Long. Hiện nay chùa còn quả chuông “Vĩnh Khánh tự chung” đúc vào thời Lê Trung hưng thế kỷ XVI - XVIII, Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa (năm 1991 được trùng tu lại toàn bộ), hiện nay kiến trúc chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Chùa đặt trên một hòn núi đất, chùa là một nếp nhà dọc 5 gian nằm theo hướng bắc nam, cửa chính mở ở đầu hồi trước, phía sau là Thượng điện.
Theo thần phả, đình Vĩnh Phúc lập từ thời Lý (thế kỷ XI) thờ thành hoàng là ông Hoàng Phúc Trung, quê gốc làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) người có công vớt được xác công chúa, được vua Lý ban cho đất mười ba trại ở phía tây thành Thăng Long, đã đưa dân nghèo đến lập nghiệp.
Đình dựng quay về hướng nam. Đại đình 5 gian, toà Đại bái 3 gian 2 dĩ, Hậu cung 2 gian. Hằng năm để tưởng nhớ thành hoàng, dân mười ba trại cùng dân Lệ Mật mở hội.
Đình, chùa Vĩnh Phúc đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02
Ngoài nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên gần gũi, Vĩnh Phúc còn thu hút khách du lịch đến đây bởi nhiều món đặc sản khác nhau. Vĩnh Phúc có đặc sản gì? Để có thêm thông tin hữu ích này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Có vô số những loại đặc sản khác nhau tại Vĩnh Phúc từ những loại thực phẩm dùng trong chế biến món ăn, rau, rượu đến các loại cá, thịt… Một số những loại đặc sản tại Vĩnh Phúc bao gồm:
Đây là món ăn xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi nước lũ tràn về ở vùng chiêm trũng Lập Thạch vào khoảng tháng 5 – tháng 10 âm lịch. Dịp này người dân sẽ thu hoạch nhiều cá nhưng không ăn hết nên họ đem trộn cùng với ngô, muối, lá ổi, từ đó tạo ra món cá thính Lập Thạch đặc sản Vĩnh Phúc.
Cá thính Lập Thạch có hương vị thơm ngon, đậm đà, không bị nhão, vị mặn và thơm của thính nên khi nhắc tới đặc sản Vĩnh Phúc ai nhắc đến món ăn này. Cá thính có thể chiên bằng dầu ăn hoặc nướng trên bếp củi sẽ có mùi vị rất thơm ngon.
Đầm Vạc tại Vĩnh phúc nổi tiếng với loại tép dầu có chiều ngang khoảng 1cm, chiều dài từ 5 – 7cm, khi trưởng thành sẽ có rất nhiều trứng bên trong.
Tép dầu có thể đem chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như rán, nấu canh, kho. Khi ăn tép có vị ngọt từ thịt, thơm, mặn mặn từ nước của Đầm Vạc, Vĩnh Phúc.
Để có thể thưởng thức món đặc sản Tép dầu Đầm Vạc, du khách nên đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến hết tháng 10, bởi đây là mùa tép đẻ trứng nên chế biến món gì cũng rất ngon.
Bánh trùng mật mía có mùi gừng với vị ngọt lịm khó quên nên trở thành một loại bánh đặc sản của tỉnh Vĩnh Phúc mà ai đến đây thưởng thức rồi cũng khó quên.
Loại bánh này khá giống với bánh trôi, nhưng bánh trùng sẽ không có nhân, khi ăn sẽ ăn cùng nước đường gừng, mật mía, rắc thêm chút mè.
Viên bánh trùng mềm cùng vị ngọt của mật mía, hương thơm của gừng nên nhận được nhiều đánh giá tốt của du khách, đặc biệt ăn một bát bánh trùng mật mía vào tiết trời mùa thu mát mẻ hay mùa đông.
Đây là món đặc sản tại Vĩnh Phúc với cách chế biến độc đáo: Cách để chế biến loại đặc sản này trước tiên sẽ đặt thịt bò lên những ổ kiến, tiếp đến dùng cây chọc kiến ra khỏi tổ để bu kín lên miếng thịt, sau đó mang thịt bò đi rửa lại với nước muối loãng, nướng trên bếp than hồng đỏ.
Hương vị của món đặc sản Vĩnh Phúc khác nhau tùy vào loại kiến, trường hợp là kiến vống sẽ có vị thơm, chua, kiến vống đen sẽ có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt mang đến vị cay ngọt và ngon.
Để việc thưởng thức món bò tái kiến đốt thêm phần hấp dẫn hơn nên ăn cùng nước sốt và rau sống. Có nhiều ý kiến cho rằng ngoài hương vị thơm ngon, món ăn này còn đem đến nhiều giá trị trong việc phòng ngừa các bệnh về thần kinh, thấp khớp.
Vĩnh Phúc nổi tiếng với vùng đất trồng nhiều su su nhất cả nước. Rau hay quả su su đều có thể chế biến thành nhiều những món ăn như rau su su xào, quả su su luộc, quả su su nấu canh…
Rau và quả su su đều đem đến rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng như cung cấp chất dinh dưỡng, Vitamin…
Bánh gạo Lập Thạch có vị ngọt từ mật mía nên từ trẻ nhỏ đến người già đều rất thích ăn loại bánh này. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang, gừng, mật mía… Quá trình làm trải qua rất nhiều công đoạn để tạo nên sản phẩm bánh gạo rang đặc biệt này.
Tiên Tửu Ngọc Hoa là thức uống đặc trưng của vùng Yên Lạc – Vĩnh Phúc và được người dân nơi đây đặt cho cái tên vô cùng hay là Tiên Tửu Ngọc Hoa.
Loại rượu này sẽ được làm từ dừa trộn với nếp cái sau đó lên men, đóng nắp thật kỹ và đem đi ủ, khi uống có vị cay nồng xen với vị ngọt thanh. Uống xong loại rượu này sẽ không gây đau đầu, chóng mặt.
Giò lụa Phúc Đức là một trong những sản phẩm ẩm thực truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, nguyên liệu chính để sản xuất ra giò lụa là thịt lợn kết hợp với những gia vị tự nhiên nên có hương vị hấp dẫn.
Để chế biến giò lụa Phúc Đức cần trải qua quy trình tỉ mỉ, cẩn thận từ việc lựa chọn nguyên liệu đến khi chế biến, bảo quản. Trước khi thưởng thức bóc lớp vỏ bên ngoài ra sẽ thấy có màu xanh của lá chuối non, cắt giò lụa bên trong có màu hồng đây là màu của thịt lợn tươi.
Bánh nẳng là đặc sản tại Vĩnh Phúc mà bất cứ du khách nào khi đến nơi đây đều muốn được thưởng thức. Nguyên liệu chính để làm ra món bánh nẳng là từ gạo nếp cái hoa vàng. Đem ngâm gạo qua đêm cùng với nước tro lá cây tầm gửi, lá xoan, lá si… Tiếp đến khi gói sẽ dùng lá chít nên sau khi luộc ra bánh sẽ có màu vàng tươi, ăn có vị ngọt thanh.
Với người Việt Nam, bánh cuốn là món ăn sáng khá quen thuộc, đặc biệt khi nhắc đến Vĩnh Phúc mọi người sẽ nghĩ ngay đến bánh cuốn Tam Đảo.
Nguyên liệu để làm ra bánh cuốn Tam Đảo là gạo trên rẫy nên hương vị khác hơn với những loại nguyên liệu làm bánh cuốn ở những nơi khác.
Bánh cuốn sẽ được ăn kèm với nước mắm, rau sống, có nhiều người lựa chọn ăn bánh cuốn cùng với thịt xiên nướng, chả mực, hành phi…
Từ thời Vua Lý Nam Đế đã xuất hiện món chè kho Tứ Yên đến nay trở thành đặc sản tại Vĩnh Phúc. Trên thực tế món chè này sẽ được xuất hiện trên mâm cỗ cúng Vua Lý Nam Đế vào ngày 24 – 27/5 âm lịch hàng năm.
Chè kho Tứ Yên sẽ tán mịn đậu xanh cùng với dầu bưởi nhìn sẽ thấy bề mặt tán mịn, người dân tại Vĩnh Phúc có thêm gừng để tạo ra vị cay ăn ít bị ngấy, dễ ăn hơn.
Dứa là loại quả được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam, tuy nhiên dứa Tam Dương có hương vị rất riêng với nhiều loại như: Dứa mỡ gà có vị chua nhẹ màu vàng nhạt, dứa hướng đạo có vỏ nhỏ vị chua ngọt, dứa mật ngọt nhiều nước.
Bánh Ngõa là một đặc sản cực kỳ nổi tiếng tại làng Lũng Ngoại, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Loại bánh được làm từ gạo nếp, mật mía, đậu xanh kết hợp cùng với nhau có vị ngọt dịu, tan ra trong miệng.
Khi thưởng thức bánh Ngõa thực khách sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngọt, bùi bùi của bánh, càng nhai lâu sẽ cảm nhận được rõ nét vị béo ngậy của bánh.