Toàn Cảnh Kinh Tế Việt Nam Tháng 8/2024 Pdf Download

Toàn Cảnh Kinh Tế Việt Nam Tháng 8/2024 Pdf Download

Các chỉ số kinh tế trong 11 tháng năm nay tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đặc biệt kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng mạnh, đạt 715,55 tỷ USD.

Những điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2023

Từ quý IV/2022, những bất ổn của kinh tế thế giới, các nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái, lạm phát gia tăng, Chính phủ Mỹ và nhiều nước phải áp dụng chính sách "siết chặt tiền tệ"…, đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Mặc dù có nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam đã nỗ lực vượt qua "cơn gió ngược" với nhiều điểm sáng.

Thứ nhất, tăng trưởng vẫn là "điểm sáng" của khu vực và thế giới. Bối cảnh kinh tế năm 2023 có diễn biến phức tạp, các dự báo tăng trưởng liên tục phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, cuối cùng tăng trưởng cũng đã về đích ở mức 5,05%. Dù không đạt mục tiêu, song đây là con số khá ấn tượng và là điểm sáng của nền kinh tế. Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng vượt trội trong khu vực và thế giới trong năm 2023 (gấp 1,68 lần mức chung của thế giới).

Đáng chú ý, tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước: Quý I tăng trưởng chỉ 3,41%, quý II đạt 4,25%, quý III vượt lên 5,47% và quý IV đạt mức 6,72%. Đây là điểm sáng thể hiện bản lĩnh "kiên cường vượt các cơn gió ngược" của nền kinh tế.

Năm 2023, các mặt hàng nông sản ghi dầu ấn nổi bật như: Gạo ước đạt 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%; rau quả ước đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,3% và sầu riêng ước đạt 2,3 tỷ USD - Ảnh: VGP

Thứ hai, nông nghiệp tăng trưởng ổn định, tiếp tục là "điểm sáng" của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp trong năm 2023 đạt mức tăng trưởng cao, ở mức 3,83% (chỉ tiêu 3 - 3,5%), đóng góp 8,84% vào mức tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế, giữ vững vai trò "bệ đỡ" và là "trụ chính" của nền kinh tế.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 53,01 tỷ USD, xuất siêu 12,07 tỷ USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói, ngành nông nghiệp năm 2023 vẫn là "điểm sáng" nổi bật của nền kinh tế.

Khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29% GDP của cả nước

Thứ ba, khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp quan trọng vào GDP, trong đó du lịch nổi lên là "điểm sáng" của nền kinh tế năm 2023.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2023, khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29% GDP của cả nước. Đây là mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 về tốc độ tăng trưởng (9,99%) nhưng mức đóng góp trong GDP cao hơn năm 2022 (56,65%)..

Đáng chú ý, sự gia tăng vượt bậc của ngành du lịch trong năm 2023, với lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt người, tăng gấp 3,4 lần năm 2022 và vượt xa chỉ tiêu đặt ra hồi đầu năm (8 triệu người). Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỷ đồng và tăng 52,5% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói, năm 2023 du lịch Việt Nam đã lấy lại phong độ và trở thành "điểm sáng" của nền kinh tế.

Năm 2023, Việt nam có 35 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (chiếm 93,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Thứ tư, lĩnh vực xuất khẩu năm 2023 có nhiều mặt tích cực. Mặc dù động lực tăng trưởng của nền kinh tế đến từ xuất, nhập khẩu bị ảnh hưởng lớn chủ yếu do ảnh hưởng của thị trường thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu được cải thiện dần, đặc biệt vào các tháng cuối năm.

Nếu 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, thì trong quý IV/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý III/2023. Tính chung cả năm 2023 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4 % so với cùng kỳ năm 2022, mức suy giảm xuất khẩu của nền kinh tế đã được cải thiện. Các ngành hàng xuất chủ lực tại nhiều địa phương trong cả nước vào các tháng cuối năm đều phát ra tín hiệu lạc quan.

Xuất siêu 28 tỷ USD, vượt xa năm 2022 (11,2 tỷ USD). Đây là năm thứ 8, Việt Nam duy trì được thặng dư cán cân ngoại thương, với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước.

Thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn gia tăng khả quan

Thứ năm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục gia tăng, Việt Nam là "điểm đến" hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn FDI thực hiện ước đạt 23,18 tỷ USD.

Với 3.188 dự án được cấp phép, số vốn đăng ký đạt 20,19 tỷ USD, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới nhiều nhất với số vốn đăng ký đạt 15,85 tỷ USD, chiếm 78,5% tổng số vốn đăng ký cấp mới. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao tiềm năng đầu tư vào các ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Thứ sáu, phát triển hạ tầng giao thông, mở rộng kết nối vùng, liên vùng có bước tiến mới.

Kiên định mục tiêu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước, tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án giao thông. Kết quả nổi bật, ngày 24/12/2023 lần đầu tiên đã diễn ra lễ khánh thành và đưa vào khai thác bốn dự án giao thông: Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên; Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Dự án cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền.

Khánh thành cùng lúc 4 dự án với tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng là một "dấu mốc lịch sử", tạo thêm nguồn lực và động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội cùng các địa phương và cả nước.

Thứ bảy, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo các cân đối của nền kinh tế, tạo tiền đề, điều kiện cho kiến tạo phát triển.

Dù có những biến động lớn từ thị trường thế giới, những bất ổn về tình hình chính trị, xung đột khu vực và những khó khăn từ trong nước, song Chính phủ đã điều hành nền kinh tế, bảo đảm sự ổn định và phát triển.

Kiểm soát lạm phát mục tiêu đạt kết quả tốt, tỷ lệ lạm phát đạt dưới mức chỉ tiêu năm 2023 (CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với cùng kỳ/chỉ tiêu năm 2023: 4,5%).

Giải ngân vốn đầu tư công đã có nhiều chuyển biến tích cực, quý sau tăng cao hơn quý trước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố nội lực của nền kinh tế. Các chỉ số quản lý nợ công tiếp tục giữ vững và cải thiện.

Tổng thu ngân sách Nhà nước lũy kế năm 2023 đạt 106% dự toán năm, tuy giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước song phản ảnh nỗ lực của cả nền kinh tế.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2023 có xu hướng gia tăng (sau khi có sự giảm sút do Ngân hàng Nhà nước bán ra khoảng 20% tổng dự trữ ngoại hối để ổn định tỉ giá), đến tháng 5/2023 theo VnDirect và IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam có thể đạt khoảng 93-95 tỷ USD.

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LUÔN SÔI ĐỘNG DỊP CUỐI NĂM

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng cuối năm diễn ra vô cùng sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của 3 tháng cuối năm 2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung cả năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm ngoái.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2023 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 3 tháng cuối năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.662,7 nghìn tỷ đồng và tăng 7,2% so với quý trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.282,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với quý trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 177,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% và tăng 13%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 11,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,9% và tăng 65,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 191,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% và tăng 7%.

Hoạt động vận tải trong tháng khá sôi động do đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa phục vụ các ngày lễ, Tết. So với cùng kỳ năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 8,5% và luân chuyển hành khách tăng 15,7%; vận chuyển hàng hóa tăng 8,2% và luân chuyển hàng hóa tăng 8,6%. Riêng vận tải đường sắt tiếp tục giảm do không thuận tiện và chi phí cao hơn vận tải đường thủy.

Vận tải hành khách trong tháng ước đạt gần 431 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 2,4% so với tháng trước và luân chuyển 22,2 tỷ lượt khách/km, tăng 3,5%; quý 4/2023 ước đạt 1.272,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022 và luân chuyển đạt 64,8 tỷ lượt khách/km, tăng 17,9%.

Về vận tải hàng hóa trong tháng ước đạt 222,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 2,4% so với tháng trước và luân chuyển 45,1 tỷ tấn/km, tăng 4%; quý 4/2023 ước đạt 656,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái và luân chuyển 131,8 tỷ tấn/km, tăng 7,9%.

Trong tổng số 12,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 11 triệu lượt người, chiếm 86,9% số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 3,3 lần năm trước; bằng đường bộ đạt 1,5 triệu lượt người, chiếm 12,1% và gấp 4 lần; bằng đường biển đạt 126,1 nghìn lượt người, chiếm 1% và gấp 40,2 lần.

Số lượt người Việt Nam xuất cảnh trong tháng 12/2023 là 352,1 nghìn lượt người, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 5 triệu lượt người, gấp 2 lần năm ngoái.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp chính là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022 và lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160 nghìn doanh nghiệp.

Trong tháng, cả nước có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 155,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 78,5 nghìn lao động, giảm 7,1% về số doanh nghiệp, tăng 1% về vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động so với tháng 11/2023. So với tháng 12/2022, tăng 23% về số doanh nghiệp, tăng 44,7% về số vốn đăng ký và tăng 8,4% về số lao động.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,7 tỷ đồng, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng, cả nước còn có 6.393 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, còn có 58,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,4% so với năm 2022, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2023 lên 217,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5% so với năm 2022. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2022, mức tăng này cải thiện hơn so với mức tăng 5,8% của 9 tháng, cho thấy trong 3 tháng cuối năm 2023 việc thực hiện các công trình, dự án đầu tư đạt kết quả cao hơn các quý đầu năm.

Trong đó, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2023 tăng 21,2% so với năm trước, phản ánh kết quả nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước, đạt mức cao nhất từ năm 2019 đến nay.

Ước tính năm 2023, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2022 gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 953,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng vốn và tăng 14,6%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.919,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,1% và tăng 2,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 550,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,1% và tăng 5,4%.

Trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2023, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 3,77 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 3,54 tỷ USD, chiếm 17,6%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 3,41 tỷ USD, chiếm 16,9%; Nhật Bản 2,86 tỷ USD, chiếm 14,2%...

7 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI đăng ký cấp mới là Quảng Ninh; Thái Bình; Bắc Giang; Hải Phòng; Nghệ An; Bắc Ninh và Hải Dương.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2024 tăng 24,5 % so với tháng 7/2024. Đây là tín hiệu tích cực của thị trường du lịch quốc tế trước mùa du lịch cao điểm.

Hoạt động giao lưu văn hóa giữa Đà Nẵng và Hàn Quốc để quảng bá, xúc tiến du lịch.

Ảnh tư liệu: Trần Lê Lâm - TTXVN

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2024 đạt 1,43 triệu lượt, tăng 24,5% so với tháng trước và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế từ đầu năm đến tháng 8/2024, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 11,4 triệu lượt, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2019. vừa công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2024 đạt 1,43 triệu lượt, tăng 24,5% so với tháng trước và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế từ đầu năm đến tháng 8/2024, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 11,4 triệu lượt, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2019.

Về quy mô thị trường, hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đóng góp gần 1/2 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với hơn 3 triệu lượt (chiếm 26,4%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai, đạt trên 2,4 triệu lượt (chiếm 21,4%).

Các vị trí tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong tốp 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có: Australia, Malaysia, Ấn Độ, Campuchia và Thái Lan.

Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2024 tăng 24,5 % so với tháng 7/2024. Mức tăng trưởng này là tín hiệu tích cực của thị trường du lịch quốc tế khi chuẩn bị bước vào mùa cao điểm cuối năm. Kết quả này có đóng góp quan trọng đến từ tăng trưởng của các thị trường lớn như Nhật Bản (81,1%), Hàn Quốc (36,2%), Trung Quốc (23,2%); Ở châu Âu là: Vương quốc Anh (35,1%), Pháp (54,9%), Nga (36,3%), Tây Ban Nha (171,7%), Italia (289,1%).

Tính từ tháng 1-8/2024, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2023. Hầu hết các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng, trong đó có các thị trường lớn khu vực Đông Bắc Á: Trung Quốc (157,7%), Hàn Quốc (32,4%), Nhật Bản (32,0%), Đài Loan (70,6%).

Đáng kể nhất, thị trường khách Hàn Quốc tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước dịch COVID-19 (tương đương 210.000 lượt khách). Sự phát triển của thị trường khách Hàn Quốc là kết quả đến từ việc hai nước nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và hợp tác sâu sắc giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc. Để tạo xung lực mới cho hợp tác du lịch giữa hai bên, tháng 7/2024, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và Tổng cục Du lịch Hàn Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến du lịch Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2025 - 2026.

Các thị trường Đông Nam Á đạt tăng trưởng tốt như Indonesia (100%), Philippines (59,4%), Malaysia (7,0%), Campuchia (15,1%), Singapore (5,4%). Chỉ có thị trường Thái Lan giảm 14,7%.

Thị trường tiềm năng Australia tăng trưởng 25% rất khả quan. Nguyên do là ngành Du lịch được thúc đẩy từ các hoạt động kết nối, hợp tác xúc tiến du lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam với các đối tác của Australia thời gian qua. Từ ngày 9-17/9 tới đây, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam  tại Úc và New Zealand.

Đoàn khách của tỉ phú Ấn Độ ấn tượng với vẻ đẹp thiên nhiên tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Đáng nói nhất, thị trường Ấn Độ cũng liên tục tăng trưởng (26,3%), phản ánh tiềm năng lớn của thị trường này. Vừa qua, ngành du lịch đã đón đoàn 4.500 khách du lịch MICE từ Tập đoàn Sun Pharmaceutical Industries Limited - Tập đoàn dược phẩm lớn nhất Ấn Độ sang du lịch Việt Nam. Điều này cho thấy còn rất nhiều dư địa để gia tăng thu hút thị trường khách Ấn Độ đến Việt Nam trong thời gian tới.

Các thị trường khu vực châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh, mực trung bình là 42,7% trong 8 tháng qua. Hầu hết các thị trường đều tăng trưởng khả quan, trong đó có các thị trường chính như Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nga. Bên cạnh đó, các thị trường có mức tăng mạnh là Itali , Tây Ban Nha, Ba Lan, Đan Mạch, Thụy Sỹ Thụy Điển, Bỉ, Na Uy...

Việc các thị trường châu Âu liên tục tăng trưởng cho thấy hiệu quả từ chính sách thị thực thông thoáng cũng như hàng loạt chiến dịch xúc tiến, quảng bá sôi động của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp tại các thị trường chính như Pháp, Đức, Ý, Nga./.