Đó là tấm bằng số 972844 do Hội đồng chấm thi quốc gia Liên Xô cấp cho sinh viên Bùi Vạn Trân ngày 25-6-1962. Tuy kích thước nhỏ (11cm x 15,7cm), nhưng trong đó ghi đủ cả hai giai đoạn học đại học ở hai nước, nội dung dịch từ tiếng Nga là: “năm 1957 vào học trường Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 1962 kết thúc khóa học tại trường Đại học Xây dựng Moskva”. Sau này, khi trường Đại học Xây dựng Hà Nội sơ tán về thị trấn Hương Canh, Vĩnh Phúc, trong một lần máy bay Mỹ ném bom nơi đây, tấm bằng bị rách một mảng to ở bìa. Rồi qua thời gian, côn trùng gặm nhấm càng làm cho nó không còn lành lặn nữa.
Những thay đổi chính sách để đảm bảo giá trị của tấm bằng đại học
Việc sở hữu tấm bằng đại học đem lại cho các em điều kiện tài chính tốt hơn
Báo cáo đề xuất hai thay đổi chính sách quan trọng ở cấp liên bang: tăng gấp đôi các khoản trợ cấp và thực hiện các chương trình đại học cấp các khoản trợ cấp toàn bộ học phí. Những điều chỉnh như vậy sẽ góp phần cải thiện khả năng chi trả học phí đại học của sinh viên, đem lại những thay đổi tích cực đối với những sinh viên có thu nhập gia đình thấp, giúp các em được tiếp cận với nền giáo dục đại học, xây dựng năng lực tài chính cá nhân vững chắc sau khi ra trường, góp phần tạo ra nhiều giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội trong tương lai.
Hiện nay, nhiều trường đại học cũng triển khai chương trình hỗ trợ tài chính với các khoản trợ cấp giá trị nhằm đem đến cho sinh viên quốc tế cơ hội được trải nghiệm những môi trường giáo dục hàng đầu thế giới.
Tại Spark Prep và Bloom Global Education, chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc với các em học sinh từ bậc trung học để hỗ trợ các em xây dựng bộ hồ sơ ứng tuyển cùng hồ sơ tài chính cần thiết thông qua đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp. Theo đó, rất nhiều học sinh của chúng tôi đã trúng tuyển các trường Đại học hàng đầu thế giới với chương trình học chất lượng cao cùng các gói hỗ trợ tài chính phù hợp.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để tìm hiểu thêm về các chương trình tư vấn đại học và lộ trình chuẩn bị hồ sơ dành cho riêng bản thân mình nhé!
Các chương trình đào tạo sau đại học ở Mỹ rất đắt đỏ, thời gian dài, nhưng mang lại cơ hội để người học phát triển sự nghiệp.
Một số chương trình sau đại học ở Mỹ kéo dài hai năm, nhưng có thể tốn hơn 100.000 USD (hơn 2,3 tỷ đồng). Chi phí còn cao hơn với một số chương trình tiến sĩ và chuyên môn sâu.
Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng bằng cấp cao sẽ bù đắp xứng đáng cho khoản đầu tư trên, cả về chuyên môn lẫn vốn sống. Dưới đây là ba lợi ích của việc sở hữu tấm bằng sau đại học tại Mỹ.
Những người tốt nghiệp sau đại học thường có thu nhập cao hơn. Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), năm 2021, thu nhập trung bình mỗi tuần của lao động ở độ tuổi 25, có bằng cử nhân ở nước này là 1.334 USD (hơn 31 triệu đồng). Con số này đối với người có bằng thạc sĩ là 1.574 USD, bằng tiến sĩ 1.909 USD và bằng cấp chuyên môn là 1.924 USD.
Trong một số trường hợp, tấm bằng sau đại học có thể giúp sinh viên bắt đầu sự nghiệp với vị trí cao hơn mức khởi đầu thường thấy. Nhờ đó, họ có thể yêu cầu mức lương cao hơn, đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn và thời gian thăng tiến cũng sẽ được rút ngắn, theo Suzanne Barbour, Chủ nhiệm hệ đào tạo sau đại học của Đại học Duke, North Carolina.
Ngoài ra, bằng cấp càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng thấp. Suzanne Ortega, Chủ tịch Hội đồng các trường đào tạo sau đại học Mỹ, cho rằng ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội tăng, những người có bằng cấp cao vẫn có thể giữ được công việc của mình. "Vì vậy, không những có thu nhập từ tiền lương, mà người có bằng tốt nghiệp sau đại học cũng ít bị tác động bởi thất nghiệp", bà nói.
Bà Ortega cũng cho rằng giới tuyển dụng đánh giá cao những người có bằng sau đại học vì họ thường thể hiện được các phẩm chất cần thiết để thăng tiến, sở hữu các kỹ năng có thể chuyển đổi qua nhiều môi trường khác nhau, như kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp bậc cao và tính kiên trì.
Các chương trình sau đại học thường tập trung vào một chuyên ngành cụ thể, nhằm đào tạo người trong lĩnh vực đó, hoặc giúp họ phát triển các kỹ năng mới cho lĩnh vực hiện tại. Sau đại học, những sinh viên cùng chí hướng thường sẽ có chung mục tiêu. "Những người này có xu hướng trở thành đồng nghiệp mà bạn thường xuyên kết nối và có thể cùng bạn tiếp tục phát triển sự nghiệp", bà Babour nói.
Nhiều chương trình sau đại học cũng mang đến cho sinh viên cơ hội hoàn thành các dự án, cũng như tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế liên quan đến nghề nghiệp. Dan Moshavi, Hiệu trưởng Cao đẳng Kinh doanh Fowler thuộc Đại học San Diego ở California (SDSU), gọi đây là "các hoạt động trải nghiệm". Sinh viên tại SDSU thường làm việc trong các dự án tư vấn thực tế với các công ty. Ông cho rằng thông qua những cơ hội này, sinh viên sẽ hình thành các mối quan hệ nghề nghiệp cả trong và ngoài lớp học, đồng thời bổ sung thêm kinh nghiệm vào sơ yếu lý lịch của mình.
Theo Hiệu trưởng Moshavi, có rất nhiều "bước phát triển kỹ năng mềm" diễn ra ở chương trình sau đại học. Ông nói, ngoài học, sinh viên còn trau dồi kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp giữa các cá nhân, lãnh đạo và hợp tác. "Chuyên ngành nào cũng cần một số kỹ năng như làm việc nhóm, phối hợp với những người khác... Học cách xử lý các vấn đề xảy ra khi làm việc nhóm, như xử lý xung đột, nêu ý kiến và nhận phản hồi, đó là những kỹ năng thiết yếu mang lại lợi ích cho mọi người trong suốt sự nghiệp", ông Moshavi nhấn mạnh.
Bà Babour cho rằng mặc dù giáo dục sau đại học gồm nhiều công việc hợp tác, song điều này cũng khuyến khích suy nghĩ độc lập và tạo cho sinh viên khả năng thách thức những lối suy nghĩ truyền thống. Theo bà, trong một môi trường chuyên nghiệp, sinh viên có thể rèn khả năng phản biện người khác một cách lịch sự, đồng thời vẫn có những cuộc trò chuyện mang tính xây dựng. Sinh viên cũng sẽ mài giũa được các kỹ năng nghiên cứu và học tập độc lập, giúp nuôi dưỡng tinh thần ham học. Bà Babour khẳng định tất cả những điều đó đều thu hút được các nhà tuyển dụng.
"Bạn học để trở thành người học suốt đời. Bạn sẽ rèn luyện được khả năng tự học và hiểu giá trị của việc thường xuyên cập nhật, kết nối và nắm được những diễn biến mới nhất trong lĩnh vực của bạn", chuyên gia Babour kết luận.
Minh Tuấn (Theo US News and World report)
Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
Cách đo lường giá trị của tấm bằng đại học thông qua mức thu nhập của sinh viên khi tốt nghiệp
Trong báo cáo trên, thu nhập tối thiểu của sinh viên được gọi là Ngưỡng 0. Các tổ chức đáp ứng được Ngưỡng 0 nếu sinh viên của họ kiếm được thu nhập tối thiểu bằng một học sinh tốt nghiệp THPT, cộng với khoản đầu tư vào đại học được thu hồi trong vòng 10 năm sau khi tốt nghiệp. Theo báo cáo, ngưỡng đó nằm trong tầm với của khoảng 83% các trường đại học. Thậm chí, 89% và 97% các trường công hệ đào tạo 2-4 năm còn đạt ngưỡng cao hơn. Theo đó, mức thu nhập điển hình của một cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt khoảng $8,981 (trên ngưỡng tối thiểu).
Đối với 17% các tổ chức còn lại, thu nhập trung bình của sinh viên sau khi tốt nghiệp là $4,064 (dưới ngưỡng tối thiểu).
Những số liệu trên đã càng củng cố thêm về tầm quan trọng của giáo dục đại học cùng các bằng cấp liên quan.
Bên cạnh đó, những nghi ngờ của công chúng về giá trị của tấm bằng dường như xuất phát từ việc họ chưa được tiếp cận đến những dữ liệu thể hiện những giá trị mà tấm bằng đại học mang lại, ví dụ như tỷ lệ tham gia vào nhóm thu nhập trung bình cao của quốc gia và năng lực tài chính trước những rủi ro kinh tế.