Người hùng yếu đuối là phim tâm lý bạo lực học đường của Hàn Quốc sản xuất. Phim Người hùng yếu đuối được chuyển thể từ truyện tranh mạng cùng tên - đây cũng là vấn đề đang vô cùng nhức nhối tại quốc gia này khi nhiều ngôi sao có dính liên quan đến bạo lực học đường trong quá khứ. Phim Người hùng yếu đuối có sự tham gia của các diễn viên: Park Ji Hoon, Choi Hyun Wook, Hong Kyung, Kim Su Gyeom, Lee Yeon, Shin Seung Ho.
Một số Poster, hình ảnh phim Người hùng yếu đuối
(KTSG) - Đầu xuân chúng ta cùng suy nghĩ về những gì đã xảy ra, những điều chưa được như kỳ vọng để hướng tới một tương lai, một xã hội tốt đẹp hơn. Bài viết này trao đổi về bản chất của con người và cách thức để mỗi cá nhân, nhất là những người làm trong khu vực công, được tự do mưu cầu hạnh phúc cá nhân và cả xã hội cùng phát triển.
Giải pháp đối với Việt Nam là điều chỉnh những bất cập hiện tại nhằm tạo ra một hệ thống sao cho lợi ích chung cùng hướng với lợi ích riêng của mỗi cá nhân. Cơ chế giám sát để các cá nhân ít có cơ hội làm bậy là một phần của hệ thống này. Các bài học đạo đức và các chuẩn mực xã hội chỉ nên là một phần giải pháp dựa trên nền tảng của một hệ thống được thiết kế hợp lý.
Tham, lười và vì mình (ích kỷ) là bản chất hay những đặc tính của loài người. Quan niệm chung của xã hội đó là những điều không tốt. Tuy nhiên, phân tích một cách thấu đáo qua một lăng kính tích cực sẽ thấy rằng chúng chính là động lực của sự phát triển. Một xã hội sẽ phát triển, nếu có thể tạo điều kiện để con người phát huy bản chất của mình.
Lòng trắc ẩn, sự vị tha, tinh thần vì cái chung sẵn sàng hy sinh là những đặc tính tốt đẹp của loài người. Chúng làm cho xã hội loài người ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm và thực tế cuộc sống cho thấy những đặc tính này chỉ có thể xảy ra trong những bối cảnh với những điều kiện cần thiết.
Ví dụ, khi con người không phải quá bận tâm đến miếng cơm, manh áo hàng ngày hoặc trong những khoảnh khắc cho chủ nghĩa anh hùng như chiến tranh, thiên tai và thảm họa.
Nghĩ cho xã hội, cho cái chung, cho người khác không phải là một đặc tính hay tư duy thường trực của loài người. Trái lại, một cách tự nhiên, con người thường nghĩ cho bản thân và mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình.
Mỗi người đều sống cho mình, nhưng ý nghĩa của cuộc sống là gì và mỗi chúng ta muốn gì?
Rất đơn giản, mỗi chúng ta đều muốn có một cuộc sống đầy đủ, muốn làm được điều mình thích và được xã hội và những người khác tôn trọng. Chúng ta cần có đủ nguồn lực tài chính và đóng góp các giá trị cho xã hội. Do vậy, khi tìm cách thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, vô hình trung, chúng ta đã tạo ra các giá trị cho xã hội. Kết quả, vì mình hay sự vị kỷ về cơ bản là tích cực và tạo ra sự tiến bộ của loài người.
Các cá nhân sống cho mình, nhưng với một hệ thống được thiết kế hợp lý thì mỗi người có thể tham, lười và vị kỷ như mong muốn để có được một cuộc sống hạnh phúc, và điều kỳ diệu là cả xã hội sẽ tốt lên.
Thêm vào đó, mỗi một người thường muốn có càng nhiều càng tốt. Đó là lòng tham. Tuy nhiên, tham có phải là điều xấu xa? Không hẳn như vậy. Để có nhiều cái mình muốn, cách duy nhất mà đa phần chúng ta có thể làm là sử dụng bàn tay và khối óc của mình. Mỗi chúng ta phải làm việc chăm chỉ và sáng tạo hơn.
Lòng tham là động lực cho sự phát triển của xã hội khi nó ở trong môi trường cạnh tranh với sân chơi bình đẳng và các hành động của mỗi cá nhân được giám sát bởi xã hội. Lòng tham chỉ gây tổn hại cho xã hội khi con người làm những hành động xấu xa như trấn lột của người khác hay đánh cắp của công.
Con người vốn dĩ là lười. Lười có nghĩa là muốn làm ít mà được nhiều hoặc thậm chí không làm mà vẫn được hưởng. Để không phải động chân động tay thì loài người phải động não. Chúng ta lười đi bộ thì phải nghĩ ra các phương tiện giao thông, lười làm việc chân tay thì phải nghĩ ra máy móc.
Các trường kinh doanh hàng đầu thế giới dạy nguyên tắc chọn người hết sức thú vị. Chọn những người thông minh nhưng lười để làm lãnh đạo. Chính những người này thường nghĩ ra những giải pháp hiệu quả để con người có thể ít phải động chân động tay nhất. Lười hiểu như cách trên là động lực của sự phát triển chứ không xấu như cách nghĩ thông thường.
Bản chất của con người là vì lợi ích riêng của mình. Hầu hết mọi người thường đặt ra câu hỏi tôi sẽ được gì khi làm một việc gì đó. Mỗi người thường chỉ làm việc gì đó khi có lợi cho cá nhân mình. Hệ thống tốt là hệ thống được thiết kế để các cá nhân tự do theo đuổi lợi ích riêng nhưng mang lại kết cục tốt cho cái chung. Ở những lĩnh vực mà thị trường hoạt động hiệu quả (cạnh tranh và sân chơi bình đẳng) cho thấy rất rõ điều này. Mỗi cá nhân chạy theo lợi ích riêng, nhưng kết quả là cả xã hội tốt lên.
Ở phía ngược lại, những bài học đạo đức và yêu cầu tu dưỡng bản thân chỉ có thể là phần bổ sung chứ không thể đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một đội ngũ công chức tốt. Điều này được minh chứng rất rõ ở Việt Nam.
Giáo dục, tu dưỡng phẩm chất đạo đức được xem là một giải pháp quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vì nước, vì dân của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa như mong đợi. Điều này được thể hiện qua sự phổ biến của tham nhũng, nhất là những vụ án trong đại dịch Covid-19. Nhiều người đã trục lợi trắng trợn trên nỗi đau của đồng loại trong hoàn cảnh khốn khó của cả xã hội.
Những cán bộ, công chức vì cái lợi riêng của mình đã đi ngược lại lợi ích chung, bất chấp những chuẩn mực đạo đức tối thiểu nhất. Những người đang phải trả giá, khi ở vị trí cao trong hệ thống làm công tác giáo dục phẩm chất tư tưởng đã nói những điều rất hay. Tuy nhiên, thực tế họ đã làm ngược lại vì lợi ích cá nhân trước mắt của mình.
Nhìn vào bản chất và cách hành xử của con người như vậy trên thực tế, có thể thấy những khiếm khuyết của cơ chế và chính sách đã làm cho lòng tham và sự vị kỷ của con người nảy nở theo hướng có hại cho xã hội.
Chống tham nhũng là cần thiết, nhưng cần giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Trong đó, thiết kế hệ thống để lợi ích chung cùng hướng với lợi ích riêng của mỗi cá nhân có tính then chốt. Khi đó, mỗi cá nhân tự do đeo đuổi mục tiêu cá nhân và cả xã hội sẽ tốt lên. Cách thức hoạt động của thị trường cạnh tranh là cơ chế để có việc này. Đây chính là cách mà những nước phát triển và thành công trong việc giảm thiểu tham nhũng đã làm được.
Cạnh tranh trong tất cả các vị trí và giám sát bằng nhiều lớp khác nhau là điều cần phải có trong khu vực công. Thi tuyển đối với các vị trí công chức và bầu cử với các vị trí chính trị là một cách thức hiệu quả. Bỏ phiếu tín nhiệm là một cách thức hiệu quả. Thêm vào đó, công khai các thông tin, các kết quả mà mỗi một vị trí đã làm được và chưa làm được là một cách thức hiệu quả phát huy tinh thần dân biết, dân bàn và dân kiểm tra.
Khi cơ chế và các chính sách được thiết kế đúng, tình trạng tham nhũng sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của một quốc gia.
Các cá nhân sống cho mình, nhưng với một hệ thống được thiết kế hợp lý thì mỗi người có thể tham, lười và vị kỷ như mong muốn để có được một cuộc sống hạnh phúc, và điều kỳ diệu là cả xã hội sẽ tốt lên. Cán bộ, công chức cũng chỉ là những người bình thường. Chúng ta chỉ nên gắn trách nhiệm lên vai họ bằng cách để mỗi người được đeo đuổi mục tiêu và lợi ích riêng của mình nhưng tạo ra kết quả tích cực cho xã hội.
Xã hội phát triển là nơi mà con người phải lao động ít, có được nhiều thứ và được làm những điều mình yêu thích. Đó thực chất là đáp ứng cái tham, cái lười và sự vì mình của con người. Chúng ta cần nhìn đúng bản chất và cách hành xử của con người trên thực tế thì mới có thể thiết kế hệ thống và có những chính sách hợp lý.
Chúc bạn đọc một mùa xuân ấm áp với những thành công trong năm mới để có một đời sống hạnh phúc và chúng ta cùng chung tay tạo dựng một xã hội loài người ngày một tốt đẹp hơn.