Làm thế nào để nhớ chữ Hán? Đây là vấn đề được nhiều người khi học tiếng Trung quan tâm. Điều này cũng dễ hiểu vì chữ Hán là chữ tượng hình, mỗi chữ đều có ý nghĩa riêng. Nếu chúng ta không có phương pháp học thì khó có thể nhớ lâu được, thậm chí ngay cả đến người Trung Quốc nhiều khi cũng không nhớ được cách viết một số chữ. Trong bài này tiếng Trung THANHMAIHSK sẽ chỉ các bạn cách nhớ chữ Hán siêu đơn giản và nhớ lâu thông qua phương pháp Chiết tự nha!
Tài liệu học Chiết tự chữ Hán PDF
Dưới đây, THANHMAIHSK sẽ giới thiệu đến các bạn một số tài liệu tự học chữ Hán thông qua phương pháp Chiết tự chữ hán với file PDF.
Chúc các bạn tìm được sự hứng thú với chữ Hán và hãy theo dõi THANHMAIHSK để học phần nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!
Phương pháp nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự
Các bạn có thể tham khảo cách nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự như sau:
Thơ ca luôn là thứ dễ đi vào lòng người, nói cách khác là khiến ta dễ thuộc và nhớ rất lâu. Vì vậy mà khi nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự, người ta đã để chiết tự đi cùng với những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc mô tả lại thành phần trong chữ Hán.
Từ đó, rất nhiều câu thơ hay đã được ra đời, nhiều câu đã trở nên kinh điển đối với người học tiếng Trung. Cùng THANHMAIHSK tìm hiểu một số câu thơ đó nhé:
Ví dụ 1: Chiết tự chữ 富 fù (chữ Phú – giàu có)
Ruộng vườn một khoảnh, quanh năm dư thừa”.
=> Giải thích: Chữ Phú bao gồm: Bộ Miên 宀 (Mái nhà), chữ Nhất 一 ( Một), chữ 口 ( Miệng) và chữ 田 ( Ruộng đất). Như vậy ngôi nhà này chỉ có 1 người, ruộng đất lại dư thừa mang ý thể hiện sự phú quý.
Ví dụ 2: Chữ 想 Xiǎng Chữ Tưởng – nhớ, nghĩ)
Lòng người nhớ tới ai nơi phương nào?”
=> Giải thích: Chữ Tưởng bao gồm: chữ Mộc 木 ( Cây), chữ Mục 目 ( Mắt) và chữ Tâm 心 ( Tấm lòng). Ý chỉ một người đang hướng lòng mình nhớ tới người nào đó.
Ví dụ 3: Chữ Tử 子 Zi ( Con, đứa bé)
“Duyên thiên chửa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đành nảy nét ngang”
=> Giải thích: Chữa liễu 了 là chỉ người con gái thân hình mảnh mai như cây liễu (mượn âm liễu, cây liễu: 柳 ), mà có “nảy nét ngang” thành chữa Tử 子 là con
Nhìn xa phương ấy chờ mong người về”
=> Chữ Khán gồm chữ Thủ 手 ( Tay), dưới là chữ Mục 目 ( Mắt). Chữ Thủ được viết chéo đè trên chữ Mục giống như bàn tay đang che mắt.
Ví dụ 5: Chữ Kiển 囝 Jiǎn ( Đứa trẻ) – Người Mân Nam gọi con là “Kiển”
Trai không lọt vào sao lại có con”
=> Đây là một câu thơ vui để dễ nhớ chữ, chữ Jian bao gồm bộ Vi 囗 bao bên ngoài bộ Tử 子 ( Đứa trẻ)
Chữ Hán bao gồm 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ lại mang một ý nghĩa riêng. Việc học các bộ thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ta viết được chữ, tra từ điển, và làm các công việc liên quan đến dịch thuật…
214 bộ này chủ yếu là chữ tượng hình, và hầu như dùng làm bộ phận biểu nghĩa, một phần nhỏ được dùng để biểu âm. Do đó thông thường, có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.
Không nhất thiết phải học thuộc 214 bộ thủ, bạn chỉ cần ghi nhớ một số các bộ thủ cơ bản thường gặp. Sai lầm của nhiều bạn mới học là cố gắng học thuộc hết 214 bộ thủ 1 lúc. Như vậy các bạn sẽ rất dễ quên.
Cách hữu hiệu hơn đó là học qua việc phân tích chữ Hán. Khi gặp một chữ Hán mới, đừng cắm đầu cắm cổ luyện viết trong vô thức, bạn cần tra cứu xem có những nét gì, bộ thủ gì, bộ thủ đó mang ý như thế nào, có liên quan gì đến nghĩa và âm đọc của chữ Hán đó hay không.
Một số ví dụ học chiết tự qua bộ thủ:
Gồm bộ miên (宀 mái nhà) + bộ thỉ (豕 con lợn)
=> Trên người sống dưới lợn ở tạo ra nhà.
Gồm bộ: Mộc (木 gỗ) + Mễ (米 gạo) + Nữ (女 phụ nữ).
=> Tòa nhà được làm bằng gỗ (木) phải có gạo (米) để ăn và người phụ nữ (女) chăm lo cho gia đình.
房: Bộ hộ (户 hộ gia đình) + phương (方 phương hướng).
=> Căn phòng của các hộ gia đình ở tứ phương.
间 Gian: Phòng có cửa (门) và ánh sáng (日) chiếu vào.
大: Các bạn tưởng tượng giống 1 người, dang tay, dang chân, rất là to lớn, có nghĩa là đại – to lớn.
学: Bao gồm bộ: 3 chấm thủy + bộ mịch (冖dải lụa) + bộ tử (子trẻ con)
=> Thằng trẻ con trùm khăn lụa vã cả mồ hôi ra để đi học.
CÁC LỚP HỌC TIẾNG TRUNG CHO MỌI TRÌNH ĐỘ
Hãy đăng ký ngay để nhận được “ƯU ĐÃI KHỦNG” từ THANHMAIHSK nhé!
Sách Hán Văn Tự Học của tác giả Nguyễn Văn Ba, được xuất bản năm 1942 bởi nhà xuất bản Hà Nội, là một trong những tác phẩm quý giá dành cho những người yêu thích và muốn tự học chữ Hán. Cuốn sách được biên soạn kỹ lưỡng nhằm hướng dẫn người học từng bước tiếp cận và nắm vững các ký tự Hán văn thông qua phương pháp đơn giản, dễ hiểu. Nội dung sách bao gồm các bài học về cấu trúc chữ Hán, cách phát âm, cũng như ý nghĩa của từng chữ, từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.
Với tuổi đời hơn 80 năm, sách cũ Hán Văn Tự Học không chỉ là một tài liệu học tập, mà còn là một phần di sản văn hóa quý giá, mang dấu ấn lịch sử của thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám. Cuốn sách hiện đang được lưu giữ tại Nhà sách Bảo Khang, một địa chỉ đáng tin cậy tại Hồ Chí Minh và Bình Dương chuyên mua bán các loại sách cũ, đặc biệt là những sách xuất bản trước 1945 và 1975 với nhiều thể loại phong phú. Hán Văn Tự Học chắc chắn sẽ là món quà ý nghĩa cho những ai đam mê nghiên cứu Hán ngữ và yêu thích việc sưu tầm sách cổ.
Còn đầy đủ bìa trước và sau, gáy dán băng keo, ruột bên trong ẩm nhẹ, bìa sau và vài trang cuối mọt nhẹ không ảnh hưởng đến chữ, quyển thứ VI
THANHMAIHSK – Hệ thống giáo dục Hán Ngữ toàn diện nhất Việt Nam
Đội ngũ giảng viên vượt trội với 100% là thạc sỹ, tiến sỹ, giảng dạy tại các trường đại học lớn tại HN và TP.HCM.
Đa dạng cơ sở trải dài từ Bắc chí Nam.
Giáo trình cập nhật, phù hợp với điều kiện thực tế.
Lộ trình học nhanh, nắm vững mục tiêu tiếng Trung trong thời gian ngắn nhất.
Đào tạo bài bản, chuyên sâu, không dạy đại trà.
Đầu ra 100% thi đỗ các chứng chỉ HSK.
Đào tạo bài bản các khóa học tiếng Trung online, offline với lộ trình chuyên biệt, chinh phục HSK, HSKK chỉ sau một khóa học tại THANHMAIHSK