Công Ty TNHH DV SX TM Thiên Lộc Thành chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm gồm Hóa Mỹ Phẩm và Chai Lọ Nhựa uy tín tại TP. HCM.
Ưu đãi đầu tư của khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3:
Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh th từ dự án đầu tư mới thi thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
• Giá nước: Theo quy định hiện hành của UBND tỉnh
• Phí xử lý nước thải: Theo quy định của UBND tỉnh và của Ban quản lý Khu công nghiệp
• Phí quản lý: Theo quy định của UBND tỉnh và của Ban quản lý Khu công nghiệp.
Qua nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật đất đai, và khảo sát, làm việc cùng với các ban quản lý các khu công nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, chúng tôi cung cấp gói dịch vụ tổng thể cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại KCN trên toàn quốc bao gồm:
• Tư vấn luật đất đai, bất động sản
• Dịch vụ khảo sát, tham quan nhà xưởng, đất đai khu công nghiệp
• Dịch vụ pháp lý xin giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam
• Dịch vụ tư vấn luật: Soạn thảo, Thương thảo , Ký kết hợp đồng
• Dịch vụ công chứng, chứng thực, hỗ trợ đặt cọc, vay vốn ngân hàng.
Các thông tin chi tiết xin tham khảo bảng thông số bên dưới.
Trước năm 1837,Long Khánh là vùng dân tộc ít người, sử cũ gọi là "man sách", thuộc hai phủ Long An và Phước Khánh và một số Buôn, sóc xen kẽ của đồng bào dân tộc tỉnh Bình Thuận. Tháng 3 năm 1936, Bố chánh Biên Hòa Phạm Duy Trinh tâu xin và được phép mộ dân, khai khẩn đến vùng núi Chứa Chan. Tháng 11 năm 1837, huyện Long Khánh gồm 5 tổng, 36 xã thôn, 451 số đinh, trên cơ sở nhập hai trại man ở hai đồn Long An và Phước Khánh, lúc đó thuộc phủ Phước Tuy cũng mới lập.
Năm 1851, bỏ huyện Long Khánh, nhập về phủ Phước Tuy. Năm 1957, chính quyền lập tỉnh Long Khánh bao gồm quận Xuân Lộc. Năm 1976, huyện Xuân Lộc được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai, đến năm 1991 chia huyện Xuân Lộc thành huyện Xuân Lộc và huyện Long Khánh. Đến năm 1994 Long Khánh lại tách một số xã thành 18 xã thị trấn
Trước khi trở thành thị xã, huyện Long Khánh có 1 thị trấn Xuân Lộc và 17 xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ, Xuân Thiện, Xuân Thạnh.
Ngày 21 tháng 08 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ.CP thành lập thị xã Long Khánh với 15 đơn vị hành chánh cấp xã, phường trực thuộc, trong đó có 6 phường và 9 xã, trong đó có 59 ấp, khu phố. Phần còn lại của huyện Long Khánh cùng với 6 xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San của huyện Xuân Lộc thành lập huyện Cẩm Mỹ và sáp nhập 2 xã Xuân Thiện, Xuân Thạnh còn lại của huyện Long Khánh vào huyện Thống Nhất.
Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam Bộ, cao nguyên và miền Trung có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị-kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực.
Là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên... tạo điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ.
Có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu đó là: cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng...
Đã quy hoạch 2 khu công nghiệp diện tích khoảng 204 ha nằm trên địa bàn thị xã và thu hút được 4 dự án đầu tư nước ngoài, một số doanh nghiệp nhà nước, trên 100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh...
Khoáng sản có puzlan trữ lượng lớn làm phụ gia cho ximăng.
Cơ cấu kinh tế năm 2005: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 30,4%; Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản chiếm 23%; Dịch vụ chiếm 46,6%.
TP.Long Khánh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 191,64km2, dân số 171.276 người và 15 đơn vị hành chính cấp xã (11 phường và 4 xã) của TX Long Khánh.
Tổng quan về khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 – HCM
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 là khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh với tổng diện tích hơn 210ha. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CHOLIMEX), dự án khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 được triển khai xây dựng từ năm 2014 với vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Hiện nay các ngành nghề mà Khu công nghiệp kêu gọi đầu tư là:
- Đa ngành ( ưu tiên không gây ô nhiễm và an toàn với môi trường)
Với hệ thống giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng đã được đồng bộ hóa Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 là địa điểm lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cơ sở hình thành và phát triển khu công nghiệp:
Trong những năm gần đây, nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tập trung để xây dựng xưởng sản xuất đang phát triển mạnh, đồng thời với chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm trong khu vực nội thành vào khu công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý, đổi mới công nghệ, mở rộng mặt bằng, tạo điều kiện hỗ trợ giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
Trước yêu cầu phát triển công nghiệp của thành phố, với kinh nghiệp và khả năng của mình, Công ty nhận thấy việc triển khai Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 là cần thiết.
- Quy mô – tính chất khu công nghiệp:
Quy mô diện tích khu quy hoạch 210,3ha, được xác định là khu công nghiệp với các loại hình công nghiệp sạch, công nghiệp không gây ô nhiễm nguồn nước. Về ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi cho phép mức độ cấp IV và V.
Vị trí địa lý của khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3:
Khu quy hoạch thuộc xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. Ranh giới tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp kênh Trung Ương.
+ Phía Tây giáp đất thổ cư và ruộng trống.
+ Phía Nam giáp đất thổ cư và ruộng trống.
+ Cách trung tâm tài chính 10km
Cở sở hạ tầng của khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3:
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, hướng đổ dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất nhỏ hầu như bằng 0. Phần lớn diện tích là đất ruộng lúa, cao độ mặt đất thay đổi từ 2,25m đến 3,86m (cao độ Hòn Dấu), thổ cư bám dọc theo đường Quách Điêu và một ít rải rác ở phía Bắc.
- Hệ thống giao thông đường bộ:
Tổ chức hệ thống giao thông phù hợp với nhu cầu trong khu quy hoạch, tạo sự nối kết với đường bên ngoài khu theo quy hoạch chung của huyện Bình Chánh.
Phát triển các đường nội bộ trong khu quy hoạch tạo thuận lợi cho lưu thông, với tuyến đường dự kiến trục hướng Bắc – Nam nối khu công nghiệp và dân cư lộ giới 30m và các tuyến đường nội bộ khác lộ giới 16 – 30m.
Cao độ nền xây dựng trên xd ≥ 3,50m (cao độ Hòn Dấu). Hướng thoát nước mưa theo các tuyến mương của khu công nghiệp sẽ tập trung vào cống hộp thoát về phía Bắc ra rạch Sa.
Sử dụng hệ thống cấp nước cục bộ với nguồn nước ngầm khai thác tại chổ qua hệ thống có xử lý và mạng phân phối nước.
Nguồn điện được cấp từ trạm 110/15-22KV – Vĩnh Lộc hiện hữu.
- Thoát nước thải – vệ sinh môi trường:
Hệ thống cống thoát nước bẩn của khu công nghiệp được thiết kế xây dựng riêng hoàn toàn ngay từ đầu. Nước thải bẩn phải được xử lý cục bộ trong phạm vi xây dựng trước khi xả ra môi trường tự nhiên phải đạt các chỉ tiêu ghi ở cột B TCVN 5945-2005.
Trong khu quy hoạch đặt 01 khu xử lý rác kín trong khu hạ tầng kỹ thuật – trạm xử lý nước thải. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày bằng xe chuyên dùng tập trung về trạm và đưa về bãi xử lý rác tập trung Gò Cát Bình Chánh giai đoạn đầu và giai đoạn dài hạn đưa về bải rác Tam Tân, huyện Củ Chi. Rác vô cơ được đưa về bãi rác Đa Phước, huyện Bình Chánh.