-- Lựa chọn -- Bộ Tư Pháp Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Trung Tâm Tư Vấn Pháp Luật Fanpage của Trường Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp
Đại Học Mở Hà Nội (Hanoi Open University)
Đại Học Mở Hà Nội là một trong những trường đại học top đầu ở miền Bắc có chương trình đào tạo về luật. Trường cung cấp chương trình học linh hoạt và đa dạng, cho phép sinh viên tự chọn lộ trình học tập phù hợp với nhu cầu cá nhân. Đây là lựa chọn phổ biến đối với những người muốn học tại nhà và theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực luật.
Trường Đại học Tài chính – Kế toán
Trường Đại học Tài chính – Kế toán là một trường đại học chuyên ngành về kinh tế với hai ngành trọng điểm là Tài chính – Ngân hàng và Kế toán. Trường trực thuộc Bộ Tài chính đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đã đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tài chính cho hệ thống Ngành Tài chính và các Ngành kinh tế quốc dân, của các thành phần kinh tế của khu vực Miền Trung Trung bộ và Tây Nguyên.
Đại học Duy Tân (DTU) là đại học tại Việt Nam, thành lập năm 1994. Đây là Đại học tư thục đầu tiên tại miền Trung Việt Nam.[4] Năm 2019, trường được trao Huân chương Lao động hạng Nhất.[5]
Trường hợp tác với nhiều Đại học quốc tế, có mặt trong các bảng xếp hạng đại học. Tuy nhiên, trường có nhiều bê bối như thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học, gian lận tác giả, tuyển sinh, sử dụng người lao động và tài chính.
Đại học Đông Á được thành lập theo Quyết định 644/QĐ-TTg ngày 21/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng đào tạo và cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Trường Đại học Phan Thiết (UPT) là trường Đại học tư thục duy nhất tại tỉnh Bình Thuận, Việt Nam đào tạo đại học và sau đại học. Trường được thành lập theo theo quyết định số 394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ký ngày 5 tháng 3 năm 2009.
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Law)
Nằm tại trung tâm TP.HCM, Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học luật hàng đầu miền Nam Việt Nam. Tại đây, sinh viên được học tập trong môi trường chuyên nghiệp và hiện đại, với các chương trình đào tạo đa dạng và phong phú. Đặc biệt, trường còn có những khóa học ngắn hạn giúp sinh viên nắm bắt kiến thức luật mới nhất và áp dụng vào thực tế.
Đại Học Luật Đông Á (Dong A Law School)
Đại Học Luật Đông Á là một trường đại học tư thục chuyên về lĩnh vực luật. Với chương trình đào tạo chất lượng, trường tập trung vào việc phát triển kỹ năng thực hành cho sinh viên thông qua thực tập và các hoạt động thực tế. Đại Học Luật Đông Á là một lựa chọn phù hợp cho những ai muốn sẵn sàng cho nghề luật ngay sau khi tốt nghiệp.
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT Ở MIỀN BẮC
Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) là cơ sở đào ngành Luật có quy mô lớn nhất cả nước. Trường được thành lập từ năm 1979, trực thuộc Bộ Tư pháp và là ngôi trường công lập được hàng chục nghìn sinh viên yêu thích mỗi kỳ thi đại học. Trường Đại học Luật Hà Nội còn là cơ sở đào tạo có chất lượng tốt nhất cả nước bởi trường quy tụ 03 giáo sư, 31 phó giáo sư, 134 tiến sĩ, 166 thạc sĩ; giảng viên thỉnh giảng có 02 giáo sư, 17 phó giáo sư, 113 tiến sĩ, 199 thạc sĩ (số liệu năm 2022) cùng với hơn 20.000 đầu sách, tài liệu học được trang bị tại thư viện và thư viện điện tử của nhà trường.
Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UL) là cơ sở đào tạo ngành Luật được hình thành sớm, có chất lượng đào tạo và uy tín hàng đầu trên cả nước. Trường Đại học Luật được nhiều học sinh yêu thích mỗi khi lựa chọn nguyện vọng thi đại học và là nơi lý tưởng để các cử nhân Luật học thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện nay, Trường Đại học Luật có 127 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó cán bộ giảng dạy chiếm hơn 60%. Số cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 89.5%. Số Giáo sư và Phó giáo sư là 24 người (6 Giáo sư và 18 Phó Giáo sư) chiếm 32%.
Học viện Phụ nữ Việt Nam (VWA) được thành lập năm 2012 được chuyển đổi từ Trường Cán bộ Phụ nữ Trung Ương với lịch sử phát triển hơn 64 năm (1960). Hiện trường VWA đang dần nâng cao chất lượng và củng cố vị thế của mình, trường đã và đang là một cơ sở đào tạo cán bộ có trình độ cao từ đại học đến sau đại học.
Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam (VYA) là đơn vị có vai trò đào tạo, bồi dưỡng nhận thức, đạo đức, lý luận chính trị cho thanh niên Việt Nam. Hiện trường đang mở rộng nhiều ngành đào tạo với mức điểm chuẩn vừa sức cho nhiều học sinh. Chính vì vậy, hàng năm trường nhận được hàng chục nghìn hồ sơ xét tuyển học bạ và xét tuyển điểm thi.
Học viện Tòa án (VCA) tiền thân là Trường Tư pháp Trung ương (1960) chính vì vậy trường đã có chất lượng và độ uy tín cao về việc đào tạo học viên trong lĩnh vực luật pháp, chính vì vậy Học viện Tòa án đã trở thành đơn vị đào tạo luật hàng đầu tại phía Bắc của Thành phố Hà Nội. Học viện của VCA có lợi thế phát triển trong hệ thống Tòa án cấp trung ương tới địa phương.
Trường Đại học Công đoàn (TUU) là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Trường trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với định hướng nghiên cứu, đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực với phương châm là trường đầu ngành trong lĩnh vực công đoàn, quan hệ lao động, công tác xã hội và quản trị nhân lực.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (HPU) là cơ sở chỉ đào tạo duy nhất ngành Luật học. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đang vươn mình để trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành Kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA) là “nơi thiết kế tương lai” được hình thành từ Trường Hành chính (Bộ Nội vụ) và được mở rộng quy mô khi Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Bộ Nội vụ) sáp nhập năm 2022. Trường Hành chính hay Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đều được biết đến là nơi đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước vì vậy cả hai trường hay Học viện Hành chính Quốc gia bây giờ để được ghi nhận là một đơn vị sự nghiệp công lập có độ uy tín hàng đầu, đóng góp to lớn cho hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (HNMU) là trường đại học công lập đầu tiên do UBND Thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý và thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2014. Trước đây, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội vì vậy trường có thế mạnh trong việc đào tạo nhóm ngành sư phạm, giáo dục từ trình độ đại học đến sau đại học.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (HUC) được biết đến là một trong những ngôi trường công lập có lịch sử hình thành từ lâu đời (1959). Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về mặt đào tạo. HUC là cái nôi cho nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, du lịch với các bậc học từ cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ.
Trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) là một cơ sở giáo dục đại học công lập, nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Quy mô đào tạo của trường đại học này vào khoảng 35.000 sinh viên gồm các hệ chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, với 18 Ngành đào tạo ở trình độ đại học, 8 Ngành đào tạo trình độ Sau đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ) Số giảng viên cơ hữu gồm 29 Giáo sư, 123 Phó Giáo sư, 322 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 487 Thạc sĩ.
Học viện Biên phòng (BPH) trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng của Bộ Quốc phòng là một trường đại học quân sự đào tạo sĩ quan và nhân viên các chuyên ngành Biên phòng của Việt Nam.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (HUNRE), là một trường Đại học công lập tại Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đạt chuẩn 4 sao theo định hướng ứng dụng trên hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng đại học UPM (University Performance Metrics) . Đây là trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, môi trường, khí hậu, biển – hải đảo, trắc địa – bản đồ, đất đai, địa chất, khí tượng, thủy văn,… phục vụ cho lĩnh vực tài nguyên môi trường của đất nước. Trường đang tích cực xây dựng đề án phát triển trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia.
Trường Đại học Khoa học (TNUS) là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên. Được thành lập vào 10/2002 với tên gọi Khoa Khoa học Tự nhiên. Đến năm 2005, đổi tên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội. Đến năm 2006, đổi thành Đại học Khoa học.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU) hay còn được gọi bằng cái tên “Mái trường đại dương” là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành hàng hải và logistics được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Trường Đại học Thái Bình (TBU) là một trường đại học đa ngành cấp tỉnh, có thương hiệu lâu đời tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Trường được thành lập theo Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.[1] Trường trực thuộc UBND tỉnh Thái Bình và được giám sát về đào tạo bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.