Lễ Hội Đặc Sắc Ở Đồng Nai

Lễ Hội Đặc Sắc Ở Đồng Nai

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Giáng sinh 2024, thời điểm này, không khí đón lễ Giáng sinh đã bắt đầu rộn ràng trên từng con đường, góc phố. Thị trường quà tặng và hàng trang trí Giáng sinh tại Hà Nội cũng trở nên nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu với sự đa dạng từ chủng loại, mẫu mã và giá cả... Tuy nhiên, tình hình mua bán vẫn khá trầm lắng.;

/ Lễ hội Aliwan Fiesta tại Manila

Lễ hội Aliwan Fiesta được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003 bởi công ty Manila Bradcasting và trung tâm Văn hóa Philippines và liên tục hằng năm cho đến hiện nay.

Lễ hội Aliwan Fiesta,được ấn định tổ chức vào tuần cuối cùng của tháng 4 như là một sự kiện thường niên diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines.

/ Lễ hội MassKara tại đảo Bacolod

Vào tháng 10 hàng năm tại thành phố Bacolod, đảo Visayas sẽ diễn ra lễ hội Masskara – lễ hội của những nụ cười. MassKara có nghĩa là “rất nhiều gương mặt cười”. Đây là sự kết hợp của từ tiếng Anh “ mass “ – nhiều người và từ tiếng Tây Ban Nha “ cara “ – nghĩa là mặt. Và những chiếc mặt nạ với nụ cười rạng rỡ cũng là điểm đặc trưng của lễ hội.

Ngày nay, lễ hội MassKara đã trở thành một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Philippines, thu hút nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch tới tham dự.

Giới thiệu mùa lễ hội tại Philippines

Nếu ai đã từng đến hoặc tìm hiểu về văn hóa của đất nước Philippines rồi sẽ biết quốc gia này là một trong những nơi thú vị nhất về chủ đề các mùa lễ hội. Hầu như thời điểm nào trong năm thì quốc đảo này cũng tưng bừng rộn ràng với các sự kiện và hoạt động mừng lễ.

Vì ảnh hưởng của một nền văn hóa khá đặc biệt pha trộn giữa Tây Ban Nha, Trung Hoa và Hoa Kỳ, đồng thời chịu sự thống trị khá lâu của Tây Ban Nha nên ngày nay, nền văn hóa lễ hội Philippines chịu ảnh hưởng lớn nhất từ phong cách Tây Ban Nha, điển hình là qua các phong tục và những nghi thức liên quan đến nhà thờ Thiên Chúa Giáo.

Mùa hè đang đến cũng là mùa mà các lễ hội nở rộ ở quốc đảo này. Điểm qua 10 lễ hội quan trọng và hấp dân nhất trong năm 2018 tại Philippines

/ Lễ hội Sinulog tại Cebu- Philippines

Lễ hội Sinulog là một trong những lễ hội vĩ đại, nổi bật nhất và đầy màu sắc nhất ở Philippines. Tên lễ hội Sinulog bắt nguồn từ từ địa phương Sulog để chỉ chuyển động của điệu múa, nhẹ nhàng, uyển chuyển như dòng nước.

Lễ hội lớn được tổ chức mỗi năm vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 1 trong Cebu City. Tuy chỉ tổ chức trong vòng 9 ngày nhưng người Philippines phải mất cả hàng tháng trời để chuẩn bị cho lễ hội.

Đặc biệt là mọi người còn được chiêm ngưỡng những nhan sắc đẹp nhất ở Cebu trong cuộc thi hoa hậu Sinulog.

Lễ hội Kadayawan là một lễ hội diễn ra hàng năm vào tuần thứ 3 của tháng 8 tại thành phố Davao, Philippines. Tên gọi của nó có nguồn gốc từ thân thiện chào “Madayaw” từ Dabawenyo từ “dayaw”, có nghĩa là tốt, có giá trị, cao hay đẹp.

Lễ hội này không chỉ là dịp “nghỉ xả hơi” của người dân nơi đây sau thời gian lao động vất vả mà còn là cách họ tạ ơn cho mùa màng bội thu và cuộc sống hòa bình.

Dinagyang là một lễ hội tôn giáo và văn hóa của thành phố Iloilo, Philippines được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ tư của tháng 1, hoặc ngay sau lễ Sinulog ở Cebu và Ati-Atihan ở Aklan kết thúc. Lễ hôi tổ chức để tôn vinh các anh hùng và mừng sự trở về của người Panay định cư ở Malaysia.

Lễ hội Dinagyang được chia thành ba sự kiện lớn: Lễ hội đường phố Ati-Ati, bước nhảy đường phố Kasadyahan và cuộc thi Miss Dinagyang.

Nếu bạn muốn tham gia trực tiếp vào đoàn diễu hành thì da bạn phải được sơn màu nâu và sử dụng các dụng cụ của người địa phương.

/ Lễ hội Ati – Atihan tại Panay Philippines

Lễ hội Ati-Atihan được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc nhất ở Philippines. Hằng năm, lễ hội được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 của tháng 1 ở trung tâm tỉnh Aklan ở đảo Panay.

Lễ hội ra đời vào thế kỉ thứ XIII từ khi người La Mã đến vùng đất này nhập cư. Để hòa nhập và bày tỏ dự biết ơn vì đã được chu cấp thức ăn và đất để sinh sống, họ đã sơn sơn mặt màu đen và nhảy múa, ca hát. Tâm diểm lễ hội là vào ngày cuối cùng, ngày trọng đại nhất với màn rước tượng chúa hài đồng từ nhà thờ Kalibo đến công viên Pastrana gần đó. Lễ rước linh đình này đã trở thành một cuộc diễu hành thu hút rất nhiều người tham gia. Bên cạnh đó còn có sự góp phần của cuộc thi nhảy múa ngoài trời vô cùng sôi động.

Lễ hội Moriones trên đảo Marinduque là ngày lễ quan trọng nhất với người Philippines. Lễ hội này còn được gọi là tuần lễ Thánh được tổ chức kéo dài trong một tuần từ ngày 14 đến 20/4.

Suốt trong những ngày lễ, người dân địa phương sẽ đeo khẩu trang, mặc trang phục hóa trang độc đáo và đeo mặt nạ có hình thú kỳ lạ, mô phỏng lại hình ảnh của những người lính La Mã. Trên tay họ sẽ cầm vũ khí bằng gỗ để mổ phỏng lại các cuộc chiến đấu trước đây.

Tại bến cảng Balanacan, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những bức tượng các chiến binh La Mã với tỷ lệ y như người thật.

/ Lễ hội Panagbenga tại Baguio

Tên của lễ hội “Panagbenga” trong tiếng Philippines có nghĩa là “trăm hoa đua nở”. Lễ hội được kéo dài đến tận 1 tháng với cao điểm hoạt động là vào những ngày cuối tuần.

Lễ hội được tổ chức vào tháng 2 hàng năm tại thành phố Baguio. Lúc này, khắp đường phố sẽ ngập tràn những xe hoa được trang trí lộng lẫy và những vũ công xinh đẹp, rất lý tưởng cho những ai ưa thích hội hè và vẻ đẹp của hoa.

Những nét đặc trưng về văn hóa Philippines mà bạn không nên bỏ qua!

EduPhil sẽ luôn đồng hành cùng các bạn học viên trên con đường học tập cũng như các chuyến đi của các bạn đến thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng của Philippines.

- Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 17/4 - 21.4 (nhằm ngày 9 - 13.3 Âm lịch) tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ., dự kiến có quy mô từ 200 - 250 gian hàng bánh dân gian, ẩm thực, đặc sản vùng mie2n, sản phẩm OCOP các tỉnh, thành cả nước.

(Bánh hòn Bình Thuận; Ảnh: Nguyên Vũ)

Năm nay, Ban Tổ chức tập trung tăng chất lượng vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống bánh dân gian. Công tác mời tham gia gian hàng được chú trọng, ưu tiên cho các nghệ nhân, cơ sở, làng nghề làm bánh, mời tham gia của các cơ sở chế biến các món ăn, đặc sản vùng miền tạo sự hấp dẫn, đa dạng, phong phú cho nhửng ngày diễn ra Lễ hội.

Theo Ban tổ chức, Lễ hội năm nay dự kiến tổ chức với quy mô từ 200 - 250 gian hàng, bao gồm các khu Bánh dân gian, khu đặc sản vùng miền, OCOP, khu ẩm thực hoạt động từ 8 giờ đến 21 giờ suốt thời gian diễn ra Lễ hội. Dự kiến năm nay sẽ có khoảng trên 100 loại bánh dân gian được bày bán, trình diễn và đa dạng các loại ẩm thực, đặc sản vùng miền phục vụ du khách tại sự kiện.

Nhiều hoạt động hấp dẫn được tổ chức xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội như nghệ nhân hướng dẫn cách làm các loại bánh dân gian Nam bộ, cho du khách trải nghiệm làm bánh; khu vực tái hiện làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, tráng bánh, phơi bánh và cho du khách trải nghiệm cách nghệ nhân làm ra những chiếc bánh tráng hấp dẫn. Khu trò chơi dân gian, vẽ thư pháp, nặn tò he… Đây cũng sẽ là khu vực phục vụ du khách check in, chụp ảnh.

Đặc biệt tại khu vực Hội thi Bánh dân gian năm nay, ngoài việc các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước hội tựu về tranh tài, thi thố làm các món bánh, còn có hoạt động trình diễn và chiêu đãi miễn phí Bánh xèo khổng lồ. Bố trí không gian trưng bày các loại bánh, khu vực trình diễn, trưng bày các tác tác phẩm từ bộ sưu tập thời trang của Nhà thiết kế Nguyễn Minh Công, với vai trò là Đại sứ truyền cảm hứng bánh dân gian Nam bộ năm 2024.

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024 tại TP. Cần Thơ hy vọng sẽ là điểm đến ẩm thức và văn hóa hấp dẫn cho du khách đến với TP. Cần Thơ; là không gian bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Bánh dân gian, mang sứ mệnh đưa bánh dân gian Nam Bộ đến mọi người. Lễ hội là điểm hẹn thường niên được mong đợi đối với người dân khu vực ĐBSCL và cả nước.

Qua 10 lần tổ chức, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ đã tạo được điểm nhấn, lan tỏa không chỉ đến nhân dân trong nước mà còn ghi lại dấu ấn cho du khách quốc tế, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan. Lễ hội được xem là nơi tinh hoa hội tụ về ẩm thực, từng bước tạo cho bánh dân gian một diện mạo và chỗ đứng, hình thành thương hiệu độc đáo, đậm bản sắc dân tộc cho Bánh dân gian. Năm 2023, ước tính có hơn 120 chủng loại bánh, ẩm thực tham gia Lễ hội.

Lễ hội chùa Ông diễn ra từ 31/1-3/2 (tức ngày 10-13 tháng Giêng) với nhiều hoạt động, trong đó độc đáo nhất là lễ nghinh thần - hình thức đưa các vị thần dân gian đi tham quan dân tình dịp đầu năm.

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, Lễ hội chùa Ông cù lao Phố ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, lại được tổ chức với rất nhiều hoạt động phong phú, thu hút đông đảo du khách thập phương.

Lễ hội chùa Ông thường được tổ chức trước ngày diễn ra Tết Nguyên Tiêu. Lễ hội chùa Ông cù lao Phố thực hiện tại Cơ sở thờ tự chùa Ông ở cù lao Phố (còn gọi là Thất phủ cổ miếu, được tạo dựng từ năm 1684 và được xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2011), duy trì suốt hơn 330 năm qua.

Lễ hội chùa Ông cù lao Phố mang tính lễ hội vùng, được người dân vùng Đông Nam Bộ tự nguyện thực hiện liên tục từ thời mở đất đến nay, có phát triển và biến đổi về văn hóa nhưng vẫn giữ được sắc thái riêng trong đặc điểm chung về lễ hội.

Lễ hội còn gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ trong quan hệ văn hóa Việt-Hoa, thể hiện rõ bản sắc văn hóa Việt Nam tích hợp đa nguồn và dung hòa đa hệ. Bên cạnh đó, Lễ hội chùa Ông cù lao Phố là nhịp cầu giao lưu văn hóa, kết tinh và lan tỏa nội vùng và ngoại vùng, có sức sống trong quá trình hội nhập quốc tế.

Cốt lõi của Lễ hội chùa Ông cù lao Phố là tín ngưỡng dân gian thờ Quan Công, một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc, được người Hoa, người Việt thờ phụng không phải do quan to, chức trọng, thành tích lừng lẫy, mà do tấm lòng trung thực, nghĩa hiệp, khẳng khái, độ lượng, bao dung của một con người luôn quên mình vì người khác.

Tục thờ Quan Công đến Nam Bộ theo con đường nhập cư của lớp người Hoa đến xứ Đồng Nai từ năm 1679 và nhanh chóng được Việt hóa.

Quan Công thường được thờ trong nhà như một vị thần bản gia, “đức Ông độ mạng” và thờ ở chùa, miếu như một phúc thần có công khai hóa.

Ở trong nhà, phổ biến là hình thức trang thờ hoặc khám thờ, treo cao trong gian chính. Tục xưa thường thờ bằng một bức dán giấy đỏ đề chữ nho “Quan Thánh Đế Quân” hoặc loại tranh thờ vẽ trên gương gồm hai loại: Tranh ba ông và Tranh năm ông.

Việc cúng Ông gắn với lễ thức cúng bái của gia đình và các ngày vía Ông. Cúng Ông có thể món mặn hoặc món chay, lễ vật thường kiêng cúng thịt gà và hoa mồng (mào) gà; nhiều nơi còn kiêng ăn thịt trâu, thịt chó.

Ở Đồng Nai, có nhiều cơ sở tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân, lâu đời và quy mô nhất là ở chùa Ông cù lao Phố. Lễ hội này (còn gọi là lễ cúng Quan Thánh Đế Quân) được xem là lễ hội Quan Thánh Đế quy mô nhất ở Nam Bộ.

[Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội]

Năm 2023, Lễ hội chùa Ông diễn ra từ 31/1-3/2 (tức ngày 10-13 tháng Giêng) với nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc, độc đáo nhất là lễ nghinh thần.

Ban tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy.

Đoàn nghinh thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5km dọc sông Đồng Nai.

Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân-sư-rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.

Theo Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu, lễ nghinh thần là hình thức đưa các vị thần dân gian, các vị công thần khai phá, mở mang vùng đất Biên Hòa đi tham quan dân tình nhân dịp đầu năm mới, qua đó cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Tại Lễ hội chùa Ông năm 2023 cũng diễn ra các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như: biểu diễn võ thuật truyền thống, hội thi trò chơi dân gian (kéo co, nhảy dây, nhảy bao bố), biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ, thả hoa đăng...

Để tạo thuận lợi cho người dân tham dự lễ hội, Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu phối hợp cùng ngành chức năng lập lại trật tự lòng, lề đường, vận động người dân ở gần chùa không tăng giá vé gửi xe, bán hàng đúng giá niêm yết, dẹp tình trạng ăn xin.../.

Tiếp nối Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022” với chủ đề “Get on Hanoi 2022” và hưởng ứng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 12-23/5/2022, Sở Du lịch phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 từ ngày 29/4/2022 - 01/5/2022. Chương trinh diễn ra tại Khu vực tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, từ cổng chào đường Đinh Tiên Hoàng – Tràng Tiền – Hàng Khay đến vườn hoa Đền Bà Kiệu.

Đến với Lễ hội, các bạn sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động trình diễn nghệ thuật đường phố, trưng bày, triển lãm ảnh và các hoạt động bên lề cùng các nghệ nhân cũng sẽ diễn ra xuyên suốt trong 2 ngày 30/4 và 01/5 hứa hẹn thu hút nhiều lượt khách tham gia.

Cụ thể: Hoạt động trình diễn đường phố: Vẽ trực tiếp tại chỗ bức tường graffity chủ đề Hà Nội; Xích lô tour xung quanh khu vực Bờ Hồ; Trình diễn nhóm nhảy Flashmob; Trình diễn ban nhạc Acoustic với các nghệ sỹ trẻ, các nhóm giao hưởng trẻ hiện đại và các màn trình diễn của nhóm skateboard cùng giải đấu quy mô nhỏ trình diễn skate quy tụ hàng trăm bạn trẻ yêu Hà Nội.

Hoạt động văn nghệ tại khu vực sân khấu chính: Talkshow với các nghệ nhân ca trù, rối nước, quạt giấy; Toạ đàm và chia sẻ về văn hoá thưởng thức hương vị trà Việt; Chia sẻ về quà tặng sơn mài, tò he; Trình diễn của các ban nhạc Acoustic, nhạc Rock và nhạc truyền thống; Giải nhảy hiphop kết hợp DJ và trống của các nhóm nhảy đến từ các khu vực khác nhau trên địa bàn Thành phố.

Các hoạt động trải nghiệm: Hoạt động trưng bày trình diễn nghề của các nghệ nhân; Trải nghiệm thưởng thức hương vị café; Trải nghiệm làm Tranh ghép vải, làm Tò he, thêu tay; Sáng tạo với xà bông Hà Nội; Trải nghiệm làm đồ chơi giấy cho trẻ em; Thăm triển lãm ảnh về Hà Nội; Hoạt động Minigames và chụp hình tại các khu tiểu cảnh, góc Check-in SEA Games 31.

Các hoạt động bên lề khác: Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, lưu trú, lữ hành, các hãng hàng không giới thiệu các chương trình, tour du lịch hè đặc biệt kèm các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Bên cạnh đó, du khách còn có dịp tham qua thưởng lãm các không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm quà tặng du lịch với 100 gian hàng quà tặng của các nghệ nhân được thiết kế sáng tạo như những hộp quà riêng lẻ mang đến bất ngờ cho du khách: không gian trải nghiệm văn hoá làng nghề Hà Nội; không gian văn hoá nghệ thuật; không gian trưng bày các tác phẩm ảnh du lịch đẹp, ảnh nghệ thuật quảng bá du lịch Hà Nội; không gian giới thiệu sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp trẻ sáng tạo và các cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Ngoài ra, còn có không gian tiểu cảnh và góc check-in SEA Games 31 được bố trí các khuôn hình đẹp theo chủ đề lấy cảm hứng từ những sản phẩm quà tặng, những chất liệu dân gian mang tính biểu tượng của Hà Nội hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ.

Lễ khai mạc sự kiện và Chương trình nghệ thuật Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 diễn ra vào hồi 20h00 ngày 29/4/2022 tại Vườn hoa Đền Bà Kiệu. (Tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh).

Ngoài hoạt cảnh nghệ thuật mở màn và trình chiếu phim quảng bá du lịch Thủ đô, phân cảnh nghệ thuật “Hà Nội – Đến để yêu” là điểm nhấn của chương trình chuyển tải hình ảnh Hà Nội đầy cảm hứng, sáng tạo và tràn đầy sức sống.

Cũng tại Lễ Khai mạc, Ban Tổ chức sẽ phát động Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm Quà tặng Hà Nội năm 2022 và Cuộc thi Ảnh du lịch Hà Nội năm 2022.

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2022 cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tinh hoa quà tặng của Hà Nội nhằm bảo tồn, tôn vinh những giá trị độc đáo của sản phẩm làng nghề truyền thống. Qua đó, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng, hình thành các sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch, kích cầu và tăng cường khôi phục hoạt động du lịch Thủ đô trong thời gian tới.