Để thực hiện thống nhất việc xử lý thuế giá trị gia tăng (GTGT), Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Cục Thuế các tỉnh, thành phố thực hiện hoàn trả thuế GTGT hàng NK nộp nhầm, nộp thừa.
Hàng nhập khẩu sau đó tiêu dùng trong nước
Theo quy định cũ tại Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nếu lũy kế sau ít nhất mười hai tháng hoặc ít nhất 4 quý tính từ tháng/quý đầu tiên hoặc phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết – mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Tuy nhiên, Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư 219/2013 đã bỏ trường hợp này.
Như vậy, hiện nay hàng nhập khẩu hay sản xuất, kinh doanh tiêu dùng trong nước không thuộc trường hợp được hoàn thuế nữa mà số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ còn dư sẽ được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo.
Mặc dù các trường hợp hoàn thuế GTGT bị hạn chế, nếu cá nhân, tổ chức khi nhập khẩu đã nộp nhiều hơn số thuế phải nộp hoặc nộp nhầm thuế GTGT cho hàng hóa thuộc diện hàng không chịu thuế thì sẽ được Nhà nước hoàn trả thuế theo quy định.
Hàng nhập khẩu doanh nghiệp nộp thừa, nộp nhầm thuế
Theo Khoản 2 Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC, tiền thuế nộp thừa, nộp nhầm của doanh nghiệp sẽ được giải quyết theo trình tự:
Sau khi bù trừ tự động theo thứ tự trên mà vẫn còn dư tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế để đề nghị được hoàn trả thuế theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thực tế, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nằm trong nhóm các mặt hàng nhập khẩu được hoàn thuế vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và trải qua quy trình thủ tục để được Nhà nước hoàn thuế GTGT hàng nhập. Theo đó:
Sau khi xác định mình đáp ứng các điều kiện nêu trên và hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hoàn thuế, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp doanh nghiệp được hoàn trả thuế cũng tiến hành chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế GTGT được lập theo thông tư 156/2013/TT-BTC sẽ bao gồm các giấy tờ:
Hướng dẫn hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu bị trả lại
Căn cứ Điều 16 Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính Phủ quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu:
“Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:
2. Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng
b) Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng:
b.10) Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ cho bên nước ngoài (bên thứ hai), đồng thời nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với bên nước ngoài khác hoặc mua hàng với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (bên thứ ba); nếu cơ sở kinh doanh có thỏa thuận với bên thứ hai và bên thứ ba về việc bên thứ hai thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho bên thứ ba số tiền mà cơ sở kinh doanh còn phải thanh toán cho bên thứ ba thì việc bù trừ thanh toán giữa các bên phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng mua hàng (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng - nếu có) và cơ sở kinh doanh phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ hai, giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ ba).
4. Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hoá đơn xuất khẩu hoặc hoá đơn đối với tiền gia công của hàng hoá gia công.”
Trường hợp Công ty của Độc giả có mua một lô hàng trong nước rồi xuất khẩu lô hàng đó cho bên nước ngoài, việc thanh toán được tiến hành theo phương thức bù trừ thanh toán giữa các bên thì để được khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hoá xuất khẩu Công ty Độc giả phải đáp ứng điều kiện và các thủ tục quy định nêu trên.
Hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu
Khoản 6 Điều 1 Nghị định 100/2016-NĐ/CP quy định:
Như vậy, trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu luôn nhưng hoạt động xuất khẩu không diễn ra trên địa bàn hoạt động hải quan theo quy định thì doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, từ ngày 01/02/2018, theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì:
=> Căn cứ vào quy định nêu trên, từ ngày 1/07/2016 đến trước ngày 1/02/2018 thì doanh nghiệp nhập khẩu rồi xuất khẩu sẽ không được hoàn thuế; từ ngày 1/2/2018 các doanh nghiệp này được hoàn thuế nếu số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ > 300 triệu, thực hiện theo hướng dẫn tại đây.
*** Với trường hợp nhập khẩu rồi tái xuất: hàng nhập khẩu rồi tái xuất trả chủ hàng thuộc về hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu nên hoàn thuế gtgt đối với hàng nhập khẩu tái xuất được áp dụng tương tự như trên.
Hàng nhập khẩu để gia công sản xuất hàng xuất khẩu
Nhiều doanh nghiệp hiện nay có nguyên – vật liệu đầu vào là hàng nhập khẩu nên cần tính đến việc hoàn thuế cho loại hàng này. Hoàn thuế hàng nhập để gia công hàng xuất khẩu chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1: DN nhập khẩu để gia công theo hợp đồng đã ký kết với bên nước ngoài.
Điều 4 TT 219/2013-TT/BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT, trong đó có:
Vì hàng hóa là nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất nằm trong quy định tại hợp đồng ký kết với nước ngoài thuộc diện hàng hóa không chịu thuế, nên nếu DN đã tạm nộp thuế GTGT đầu vào cho lô hàng diện này ở khâu nhập khẩu thì sẽ được hoàn trả phần thuế đã nộp.
Trường hợp 2: DN nhập khẩu để gia công không theo hợp đồng đã ký kết với bên nước ngoài.
Vì hàng hóa nhập khẩu để gia công sản xuất không nằm trong quy định tại hợp đồng đã ký kết với nước ngoài không thuộc diện không chịu thuế nên DN phải tiến hành kê khai và nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu như bình thường, khi DN xuất khẩu chịu thuế suất 0% thì sẽ được hoàn thuế GTGT khâu xuất khẩu theo đúng quy định của Pháp luật.
Xem thêm: Thuế gián thu là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại chi tiết nhất
Phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp hoàn hảo cho các vấn đề về thuế
Người làm kế toán nói chung đều có những vướng mắc về nghiệp vụ thuế. Kế toán viên tại các doanh nghiệp luôn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thuế đồng thời tuân thủ đúng các quy định, quy trình của Nhà nước.
Dù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, dù có quy mô ra sao thì đều nên lắp đặt phần mềm kế toán để công tác kế toán thuế nói riêng và công tác kế toán nói chung được đơn giản, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS có sự kết hợp giữa tính năng thuế và các tính năng kế toán khác giúp người làm kế toán có được giải pháp phù hợp nhất và hiệu quả nhất trong công tác kế toán.
Riêng về tính năng thuế, phần mềm cho phép kế toán nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm vì đã tích hợp dịch vụ kê khai thuế Mtax.vn. Thêm vào đó, phần mềm cũng tự động lập tờ khai có mã vạch theo mẫu biểu mới nhất của cơ quan thuế hay tự động khấu trừ thuế giá trị gia tăng…
Những tính năng mới cùng các tính năng tự động hóa giúp nghiệp vụ kế toán trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Để có thể đăng ký trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS, anh/chị kế toán viên hãy tìm hiểu thêm tại đây.
Doanh nghiệp nộp thừa thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu cho cơ quan hải quan thì cần làm thủ tục gì để được hoàn thuế? Trong trường hợp nộp thừa thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ thực hiện tại cơ quan thuế hay cơ quan hải quan?
1. Cơ quan nào thực hiện thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa đối với hàng hóa nhập khẩu?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh; cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Cũng theo hướng dẫn tại Công văn 4213/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp tại khâu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành thì:
- Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: “Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.”.
- Căn cứ Điều 22 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định việc tổ chức thu thuế GTGT: “Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh; Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu”.
- Căn cứ khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).”.
- Căn cứ các quy định nêu trên, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế GTGT nộp thừa đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan Thuế thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh.
Như vậy, cơ quan hải quan sẽ thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa đối với hàng hóa nhập khẩu.
2. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa đối với hàng hóa nhập khẩu
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng nhập khẩu do nộp thừa được thực hiện theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), trong đó:
- Người nộp thuế cần khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Trường hợp hồ sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 27/CVĐNHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.
, bà Linh hỏi, đối với trường hợp doanh nghiệp có phát sinh thuế GTGT được hoàn từ việc nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong giai đoạn từ tháng 8/2016 đến trước 1/2/2018 thì có được hoàn thuế theo các quy định sửa đổi không?
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời như sau:
Từ ngày 1/7/2016 đến trước ngày 1/2/2018, tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế có quy định như sau: “Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đổi với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn”.
Từ ngày 1/2/2018, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bồ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định:
“Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đôi với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hỏa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khẩu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thế hiện tại.
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khâu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định, của pháp luật về hải quan.
Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khâu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu vận chuyên trái phép hàng hoá qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bàn hướng dẫn thi hành.”
Căn cứ quy định nêu trên, từ ngày 1/7/2016 đến trước ngày 1/2/2018, cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Từ ngày 1/2/2018, cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.
Doanh nghiệp có nhập 1 lô hàng từ Công ty mẹ ở nước ngoài. Thuế GTGT hàng nhập khẩu đã được nộp ở khâu nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng bị lỗi thời, không bán được nên chúng tôi thực hiện trả lại Công ty mẹ thành 2 đợt. Vậy, số thuế GTGT Doanh nghiệp đã nộp thừa ở khâu nhập khẩu có được hoàn không? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm hoàn phần thuế GTGT này và thủ tục bao gồm những gì?