Tây Hồ là một vùng đấp đẹp được bao bọc quanh Hồ Tây, với phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ và là lá phổi của Hà Nội. Những con đường góc phố nơi đây đã đi vào lịch sử và gắn bó với người dân thủ đô.
Đường Yên Phụ (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài 1,5km, từ Ô Yên Phụ, đầu dốc đường Thanh Niên, chạy trên đê sông Hồng, đến phố Hàng Đậu (đầu cầu Long Biên).
Đất của nhiều phường, thôn: Yên Hoa, Trúc Bạch, Cận Hàn, Yên Ninh, Thạch Khối, Hoè Nhai, Phúc Lâm, tổng Thượng và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay thuộc hai phường: Trúc Bạch và Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình.
Thời Pháp thuộc gọi là đê Yên Phụ (Digue Yên Phụ)
Phố: dài 650m, từ ngã ba Nghi Tàm, đến dốc Yên Phụ, nối với đường Yên Phụ. Con đường phố này chạy giữa làng Yên Phụ cổ, men theo phía bắc hồ Tây, xưa là phường Yên Hoa, sau đổi là Yên Phụ, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ. Khi mới làm đường có tên dân gian là phố đường Cái.
Nay thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Trên bản đồ hiện nay thường đồng nhất phố và đường Yên Phụ là một. Làng Yên Phụ (phường Yên Hoa cũ) có hai xóm Diu ở sát mép hồ, còn chiếc cổng làng trên phố Yên Phụ và xóm Giữa ở giữa phố và đường (đê). Đình, chùa Yên Phụ là di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng năm 1990.
Phố Võng Thị (Tây Hồ – Hà Nội)
Phố: dài 1,5m; từ đường Lạc Long Quân đến đường ven hồ Tây ở góc tây nam hồ.
Võng Thị là một trong 5 làng cổ hợp thành phường Bưởi, làng nằm giáp hồ Tây, xưa thuộc làng Trung, huyện Vĩnh Thuận, có nghề chài lưới (Võng Thị có nghĩa là Chợ Lưới) sau thêm nghề dệt lĩnh Bưởi; nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ. Di tích chùa Võng Thị, chùa Tĩnh Lâu được xếp hạng năm 1997.
Đường Lạc Long Quân (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài 4km; từ ngã ba Nhật Tân – Phú Xá trên đê sông Hồng chạy dọc theo bờ tây hồ Tây đến chợ Bưởi, qua trước trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ.
Đất các phường Nhật Chiêu (tổng Thượng), Trích Sài, Bái Ân, Yên Thái (tổng Trung), huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay đoạn đầu đường thuộc các phường Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La, quận Tây Hồ, từ ngã ba Xuân Tảo Sở đến chợ Bưởi thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Trước còn có tên dân gian: đoạn cuối gần chợ Bưởi là phố Trích Sài. Tên mới đặt năm 1986.
Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài 700m; từ đường Lạc Long Quân chạy cạnh trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đến giáp địa phận huyện Từ Liêm.
Đất đai hai xã Phú Thượng và Xuân La huyện Từ Liêm trước, nay là đường giáp ranh giữa hai phường Xuân La và Phú Thượng, quận Tây Hồ.
Phố: dài 120m; từ phố Thụy Khuê đến đường Hoàng Hoa Thám, nối với đường vào trường đua ngựa cũ. Đất phường Thụy Chương, tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận cũ.
Nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là dốc Tam Đa. Do ở đầu dốc có hiệu thuốc bắc của người Hoa có bày ba tượng Phúc – Lộc – Thọ mà thành tên.
Phố: dài 500m; từ số 143 An Dương Vương đến chợ Phú Gia, phường Phú Thượng: quận Tây Hồ, Tên mới đặt tháng 1 – 2006.
Phú Gia: là tên một trong 3 thôn của xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội sau Cách mạng tháng 8-1945.
Việc lựa chọn để đặt tên cho đường phố này là hết sức quan trọng nhằm bảo tồn những địa danh đã gắn liền với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học – công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung.
Ngày nay quận Tây Hồ với nhiều khu đô thị nổi tiếng Hà Nội như: đô thị Tây Hồ Tây, khu chung cư 6th element, khu đô thị Sunshine City, Khu chung cư cao cấp Kosmo Tây Hồ, Khu chung cư Watermark Hồ Tây tạo thành quần thể đẹp cho quận Tây Hồ.
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội có địa hình tương đối bằng phẳng với tổng diện tích là 9.96 km² .
Quận Đống Đa giáp với các quận lớn ở trung tâm thành phố bao gồm: Phía Đông giáp với quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp với quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân, phía Nam giáp với quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp với quận Ba Đình. Đống Đa là một quận nằm ở phía Tây Nam Hà Nội.
Khu vực quận Đống Đa tập trung nhiều hồ lớn như: Hồ Ba Mẫu, hồ Kim Liên, hồ Xã Đàn, hồ Văn Chương, hồ Đống Đa. Bên cạnh đó, quận Đống Đa trước đây cũng có nhiều ao, đầm song với sự đô thị hóa các ao, đầm cũng bị lấp để xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông khác.
Đống Đa có hai con sông chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Hai con sông này có lưu lượng nước ít là những con sông nhỏ chảy trong nội thành vì vậy ven bờ sông, người dân tập trung sinh sống, mua bán rất đông và nhộn nhịp một phần vi sự hữu tình của cảnh sắc.
Quận Đống Đa có bao nhiêu phường?
Quận Đống Đa được chia thành 21 phường để dễ dàng quản lý và có kế hoạch phát triển phù hợp cho từng phường. Các phường trực thuộc quận Đống Đa bao gồm: Phường Cát Linh, phường Hàng Bột, phường Khâm Thiên, phường Khương Thượng, phường Kim Liên, phường Láng Hạ, phường Láng Thượng, phường Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Mai, Phương Liên, Quốc Tử Giám, Quang Trung, Trung Tự, Thịnh Quang, Văn Chương, Thổ Quan, Trung Liệt, Văn Miếu, Trung Phụng.
Quận Đống Đa có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng thu hút khách tham quan như: Đàn Xã Tắc, Pháo Đài Láng, Sân vận động Hàng Đẫy, Ô Chợ Dừa, Chùa Bộc, Chùa Láng, Chùa Phúc Khánh, Đình Kiêm Liên, Chợ Kim Liên, Ga xe lửa Hà Nội, Sân vận động Hàng Đẫy. Và các địa điểm du lịch, mua sắm như: Công viên Thống Nhất, Lotte Mart Mipec Tây Sơn, Vincom Nguyễn Chí Thanh, Vincom Phạm Ngọc Thạch, Khách sạn Kiêm Liên … những địa danh này không quá xa nhau nên rất thuận tiện cho khách du lịch, tiết kiệm được thời gian và chi phí di chuyển. Đây là một trong các yếu tố thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển.
Cơ sở hạ tầng giao thông tại quận Đống Đa được đầu tư hiện đại, thuận tiện cho việc di chuyển trong nội và ngoại thành Hà nội, phù hợp với tất cả các loại phương tiện giao thông được phép lưu thông hiện nay. Bên cạnh đó, các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận Đống Đa bao gồm các tuyến : tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh) đang trong quá trình thi công và hoàn thiện. Riêng tuyến số 2A sẽ được chính thức vận hành vào quý I năm 2018. Các dự án đường sắt này sẽ giúp giảm lưu lượng người điều khiển xe tham gia giao thông góp phần giảm tình trạng ách tắc giao thông trên địa bàn khu vực.
Quận Đống Đa còn là một quận tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng lớn như: ĐH Ngoại Thương, Học viện Ngân Hàng, ĐH Công Đoàn, ĐH Thủy Lợi, ĐH Y Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Văn Hóa Hà Nội, Học viện Ngoại Giao Việt Nam, ĐH Văn Hóa - Nghệ Thuật Quân Đội, ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, ĐH Giao Thông Vận Tải. Cùng một số trường Trung học phổ thông với chất lượng dạy và học tốt được biết đến như: Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn, Đống Đa, Quang Trung, Kim Liên...
Bệnh viện trong khu vực quận Đống Đa cũng được đầu tư trang bị hiện đại, phục vụ không chỉ cho nhu cầu của cư dân trong khu vực mà còn là những bệnh viện lớn của cả nước : Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội, Bệnh viện Giao thông vận tai Trung Ương, Viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện trâm cứu Trung Ương, Viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội… cùng rất nhiều các bệnh viện và phong khám tư nhân khác trên địa bàn quận.
Các phường phía nam quận Đống Đa : Phương Mai, Kim Liên, Nam Đồng, Trung Tự, Khương Thượng là những phường tập trung các khu chung cư được xây dựng lâu đời nhất tại Hà Nội.
Hiện nay, quận Đống Đa không tập trung nhiều dự án về căn hộ chung cư cao tầng nhưng lại là nguồn cung dồi dào cho các hình thức nhà liền kề, nhà mặt phố. Với vị trí thuận tiện nhưng không quá đắt đỏ, các khu nhà mặt tiền, nhà ngõ hẻm, nhà riêng tại quận Đống Đa luôn được người mua tìm kiếm.
Các nhà đầu tư cũng tận dụng cơ hội đầu tư cho thị trường nhà đất khu vực quận Đống Đa để sinh lời bằng việc mua đi bán lại hay đầu tư cho thuê dài hạn các loại hình: cho thuê phòng trọ, cho thuê nhà nguyên căn, cho thuê văn phòng giao dịch, thuê trung tâm….
Thị trường nhà đất quận Đống Đa hứa hẹn sẽ còn sôi động hơn nữa trong thời gian tới.
Nói đến tên nhân vật lịch sử, cũng đồng thời là nhân vật huyền thoại Âu Cơ thì mọi người đều thống nhất rằng đây là vị tổ mẫu của dân tộc chúng ta. Chữ “Âu” ở đây bắt nguồn từ một huyền tích của người Mường vốn là anh em gắn bó ruột thịt với người Việt từ thời xa xưa, có tên là đẻ đất đẻ nước thì ở đó có chuyện “Chim Âng, cái Ứa”, thì rất gần với chữ Âu trong “Âu Cơ”. Huyền tích nói rằng Âu Cơ với chữ Cơ là người phụ nữ đẹp theo nghĩa chữ Hán thì là người phụ nữ đẹp, mang hình tượng của loài chim, tượng trưng cho phần núi cao, trời cao thì là một nửa của non sông, đất nước, mà nửa kia chính là biển, là phần ở phía dưới, mà khi sự hợp nguồn của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành cặp vợ chồng tiên tổ của dòng giống. Đường Âu Cơ chính là đoạn đê sông Hồng nằm giữa đường Nghi Tàm và An Dương Vương (quận Tây Hồ), là một trong những đoạn chung chuyển nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội Bài. Hai bên đường là chân đê với bãi cỏ xanh mướt. Đường nguyên là đường đê sông Hồng, chạy trên đất của các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên thuộc huyện Từ Liêm trước, nay thuộc phường Nhật Tân, Quảng An và Tứ Liên quận Tây Hồ. Đối diện bên kia đường là chợ hoa Quảng An khá nổi tiếng chuyên bán hoa tươi, nhộn nhịp từ 11h đêm đến 3 - 4h sáng cũng là một trong những nét rất đặc trưng của đời sống người dân vùng ven Hồ Tây vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.