Dự báo xuất khẩu cà phê trong tháng 12 đạt khoảng 190 ngàn tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê cả năm 2023 ước đạt 1,606 triệu tấn.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
, Co Giang Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freight, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
2019 là năm khó khăn nhất cho thị trường cà phê thế giới tính từ hơn chục năm trở lại đây. Không còn cách nào nói khác hơn.
Thật vậy, trong 12 tháng qua, giá 2 sàn phái sinh cà phê đã có lúc giảm xuống mức sâu nhất từ hơn mười năm (hình 1). Giá sàn robusta London – nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng để tham chiếu – có lúc chạm dưới mức 1.200 Usd/tấn. Sàn arabica New York cũng chạm dưới 90 cts/lb, là đáy sâu nhất tính từ 2005.
Nhìn từ phía cung-cầu, đấy cũng là năm thế giới được mùa cà phê. Sản lượng cà phê toàn cầu năm 2019 được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đánh giá đạt 174,6 triệu bao (60 kg x bao) hay gần 10,5 triệu tấn. Trong đó, Brazil đạt gần 60 triệu bao, Colombia 14, Việt Nam 30 và Indonesia chừng 10 triệu bao, chỉ 4 nước lớn chiếm gần 65% sản lượng cà phê thế giới.
Đấy cũng là năm Brazil xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục lịch sử với khoảng trên 41 triệu bao nhờ rơi vào năm được mùa của chu kỳ 2 năm một lần của cây cà phê arabica. Sản lượng tăng trong 2019 là thành quả lớn của các chương trình tái canh cà phê đã và đang được các nước thực hiện.
Tác động từ đồng Usd và cặp tỷ giá BrlUsd làm tình hình giá cà phê thêm tiêu cực. Chỉ số đồng Usd tăng liên tục từ đầu năm đến cuối tháng 09/19. Khi giá trị Usd tăng, chi phí tài chính đối với các nhà kinh doanh hàng hóa tăng nên thường họ thiên về bán. Hơn nữa, giá trị đồng nội tệ Brazil (Brl) giảm, có lúc xuống mức thấp nhất lịch sử 4,28 Brl ăn 1 Usd vào tháng 11/19, đã khuyến khích nông dân Brazil bán mạnh do thu nhập dựa trên đồng nội tệ tăng. (Hình 2)
Thêm vào đó, do đánh giá trước tình hình cung-cầu cộng với hoàn cảnh tài chính-tiền tệ không thuận lợi, các quỹ đầu tư tài chính mạnh tay bán khống trên cả 2 sàn. Hiện tượng ấy như đổ dầu vào lửa. Giá 2 sàn phái sinh cà phê tìm đáy trong năm vừa qua như là một “định mệnh”. Đúng thế, trên sàn robusta London, năm qua, đã có lúc (15/10/19) họ đã tăng lượng hợp đồng dư bán (net short) lên mức kỷ lục mọi thời đại với 57.380 lô (10 tấn = 1 lô). Tại sàn New York, sau khi xây lượng hợp đồng dư bán lên trên 113.000 lô (lô = 17,04 tấn) vào giữa tháng 09/18, đến đầu 2019 vẫn còn treo gần 30.000 lô dư bán.
Đến kết sổ cuối năm 2019, khối lượng hợp đồng dư bán 2 sàn của các quỹ đầu tư đã giảm nhiều. London còn 13.021 lô (24/12) và New York đã xây nhanh lượng dư mua (net long) lên 38.013 lô (17/12/19) (1). Chính vì vậy, cuối năm, giá sàn phái sinh arabica phục hồi nhanh nhưng robusta vẫn còn lận đận.
Chỉ trong thời gian ngắn trước khi bước vào năm mới 2020, giá sàn phái sinh arabica phục hồi mạnh mẽ nhờ các nguồn quỹ mua mạnh. Đến hết ngày 27/12/19, nhà kinh doanh arabica trong năm 2019 đã thấy có lãi 12,19% nếu dựa trên lợi suất đầu tư trên sàn này (2). Ngược lại, các nhà đầu tư trên sàn robusta đang chịu lợi suất âm với -14,38% (1.387-1.620).(3)
Nếu có điều gì đáng nói nhất về thị trường cà phê trong nước trong năm qua, đó chính là giá xuất khẩu tính trên mức chênh lệch với giá niêm yết sàn robusta (differential), nhưng giá nội địa vẫn thấp. Do London xuống sâu, giá xuất khẩu tính theo chênh lệch có thời kỳ đạt mức cao nhất tính từ khi Việt Nam xuất khẩu hạt cà phê đầu tiên ra thị trường thế giới.
Thật thế, giá cà phê loại 2, tối đa 5% đen vỡ có lúc được bán với mức cao hơn giá niêm yết sàn London từ +200/+220 Usd/tấn Fob. Trong các thập niên 1990 và đầu 2000, nhiều khi giá xuất khẩu được bán với giá -300 Usd/tấn hay thấp hơn nữa. Ngay đầu năm 2019, giá xuất khẩu vẫn còn trừ 50 Usd/tấn Fob dưới giá sàn này thì đến tháng 08-09/19 mức chênh lệch “dương” đạt đỉnh điểm.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng giữa các hợp đồng bán trừ 50 Usd khi giá London 1.600 và bán +200 Usd khi giá 1.200 Usd/tấn, chưa chắc giá cộng đã tốt hơn cho người nông dân?!
Gần đây, khi giá từ mức thấp hồi lại và đạt đỉnh 1.479 Usd/tấn (10/12/19), giá xuất khẩu đã quay lên bằng với giá niêm yết, tức hết được hưởng chênh lệch dương so với giá London.
Diễn biến giá xuất khẩu sẽ còn tiếp tục sôi động. Kinh nghiệm thị trường cho thấy khi giá London giảm sâu, khả năng giá xuất khẩu có mức chênh lệch “cộng tới”, và khi giá sàn này tăng cao, dễ về bình giá, thậm chí xuống mức “trừ lùi”.
Giá London thấp giúp cho giá xuất khẩu tính theo chênh lệch với London tăng cao. Nhưng có thể xảy ra hệ lụy là khối lượng xuất khẩu giảm và mất thị phần xuất khẩu.
Ước tính của Tổng cục Thống kê cho biết năm 2019 cả nước xuất khẩu đạt chừng 1,61 triệu tấn (26,8 triệu bao), trị giá 2,785 tỉ Usd, giảm 13,9% về lượng và giảm 21,2% về giá trị so với 2018(4). Như vậy, năm 2019, xuất khẩu cà phê Việt Nam bị vuột mốc 3 tỉ Usd so với vài năm trở lại đây.
Giá cà phê nguyên liệu tại các vùng sản xuất vì thế cũng giảm, có lúc chỉ còn quanh 30 triệu đồng/tấn so với đầu năm chừng 34-35 và thời điểm cuối năm 33 triệu đồng/tấn.
Công tác dự báo không phải là chuyện dễ làm. Với cà phê, công việc này càng khó vì mặt hàng này rất nhạy cảm với thời tiết nhất là trong thời kỳ thời tiết cực đoan. Mặt khác, cà phê đang được trồng rải rác tại các quốc gia trong và cận vùng nhiệt đới nên cà phê được thu hoạch quanh năm. Ngoài ra, do thị trường cà phê – từ các sàn phái sinh đến các thị trường xuất khẩu từng nước, hầu hết đều dựa trên đồng Usd – nên càng nhạy cảm với các biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô thế giới và thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, dựa trên các động thái của thị trường cà phê 2019 với các mối quan hệ phức tạp của nó, chúng ta có thể thấy rằng:
-Về cung-cầu, thị trường đang tạm thời cân đối do Brazil đi vào chu kỳ mất mùa arabica. USDA cho rằng năm kinh doanh 2020, sản lượng cà phê thế giới đạt 169,3 triệu so với nhu cầu 166,4 triệu bao. Tổ chức Cà phê Thế giới nói thiếu 0,5 triệu bao (5). Tuy nhiên, thị trường vẫn còn tin sản lượng cà phê robusta tăng nhiều do 3 nước Việt Nam, Brazil và Indonesia đều được mùa robusta. Xuất khẩu toàn cầu ước đạt 115,4 triệu bao, giảm 4,7 triệu bao chủ yếu từ arabica của Brazil và Honduras. Dù vậy, bức tranh chung “xem ra có vẻ cân đối” này sẽ thay đổi nhanh chóng khi Brazil thu hoạch robusta vào tháng 04-05/20 và arabica từ tháng 07/20 trở đi. Thị trường đang tin Brazil năm tới được mùa lớn kỷ lục.
-Các quỹ đầu tư đang chuyển mình, nhất là trên sàn arabica khi nghe Brazil mất mùa từ cuối năm nay đến đầu năm sau. Họ đã quay nhanh từ vị thế dư bán sang dư mua, giúp giá sàn New York tăng mạnh từ mức 96 cts/lb lên chạm đỉnh 142.45 cts/lb (17/12/19). Vị thế dư bán trên sàn London vẫn tiếp tục dù giảm khá nhiều (như đã nói trên) nên giá robusta chỉ phục hồi dè dặt.
-Cần đặt nghi vấn rằng vì sao giá New York tăng mạnh nhưng London ngập ngừng. Phải chăng đó là nhờ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã bơm tiền mạnh vào nền kinh tế từ cuối tháng 09/19? Bao lâu Fed còn cung ứng tiền cho các ngân hàng trong nội bộ nước Mỹ, giá cà phê New York còn tăng. Sàn robusta nằm ngoài khu vực hưởng lợi thế. Nếu sàn New York nhờ yếu tố này mà tăng chăng, thì sàn giao dịch robusta chỉ ở vị trí “ăn theo”. Trường hợp giá tăng nhanh và mạnh như thế đã từng xảy ra trên cả 2 sàn cà phê từ 2009-2010 khi Fed và EU thực hiện các chương trình “nới lỏng định lượng” (quantitative easing), bơm tiền mạnh ra thị trường tài chính (xem thêm hình 1).
-Biên độ dao động trong từng ngày ở thời điểm cuối năm 2019 rất mạnh. Đó là dấu hiệu thay đổi nhanh vị thế kinh doanh. Sàn London cũng có thể chứng kiến những ngày giá biến động mạnh nếu như các quỹ đầu tư quyết tâm bước từ vị thế dư bán sang dư mua như sàn arabica. Tuy nhiên, năm 2020, Brazil được mùa lớn, các quỹ đầu tư cũng có thể quay ngoắt lại chiếm lĩnh vị thế dư bán. Điều này dễ thành hiện thực vì nếu như Fed giữ nguyên mức lãi suất đồng Usd như hiện nay (1,50-1,75%/năm) do 2020 là năm bầu cử tổng thống Mỹ.
-Đối với thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam, trước mắt hạt cà phê Việt Nam có thể gây ảnh hưởng lên thị trường robusta đến tháng 04/20. Sau đó, khối lượng cà phê cùng loại từ Brazil và Indonesia sẽ thu hoạch (khả năng từ 32-35 triệu bao, lớn hơn vụ mùa Việt Nam).
-Nếu nhìn từ góc độ cung-cầu cho 2020 và yếu tố lãi suất đồng Usd, giá arabica vừa qua tăng mạnh được cho là “hơi nhanh và quá tầm”. Có lẽ giá sàn này sẽ ổn định dần và đi trong biên độ từ đáy trong khoảng 110/120 và đỉnh 140/150 cts/lb. Như vậy, giá London cũng có khả năng lên quanh 1.500-1.550 Usd/tấn nhưng khá bất chợt, không bền vững tính từ mức đóng cửa 27/12/19 là 1.387 Usd/tấn. Còn đáy sàn robusta có thể đã chia tay với mức cũ để lên khu vực 1.300 Usd/tấn. Lý do: Brexit dù có thể trở thành hiện thực cuối tháng 01/20 nhưng các thỏa thuận giữa EU và VQ Anh về tài chính-thương mại còn lắm nhiêu khê, chưa đủ sức làm an tâm các nhà đầu tư khi tham gia sàn robusta phái sinh. Hơn nữa, London “nằm ngoài vòng phủ sóng” của Fed.
-Những yếu tố có thể đẩy giá tăng năm 2020 có lẽ chủ yếu không xuất phát từ cung-cầu. Nếu như các quỹ đầu tư tài chính được Fed bơm vốn dồi dào, đồng nội tệ Brazil quanh mức 4 Brl trở xuống ăn 1 Usd. Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất để giá cà phê 2 sàn có thể tăng chính là một đồng Usd rẻ nhờ tác động của đình chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, các nền kinh tế sẽ được “xốc lên” lại nhờ các chương trình kích cầu của chính phủ các nước. Thật vậy, từ tháng 10/19 đến nay, chỉ số Usd giảm liên tục (hình 3). Ngày 27/12/19 là một thí dụ điển hình. Khi chỉ số đồng Usd giảm 0,55% và chốt tại 97 điểm, giá cà phê trong ngày ấy tăng mạnh. Nếu từ tháng 10/19 chỉ số Usd giảm, thì điểm xuất phát tăng của 2 sàn cà phê phái sinh cũng từ đó mà lên.
-Còn một tác động giúp giá cà phê tăng, đó chính là nếu hai sàn cà phê được chọn làm nơi trú ẩn luồng vốn một khi các sàn chứng khoán hay hàng hóa thương phẩm khác bị bán tháo vì một lý do nào đó.
-Thời tiết cực đoan cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá cà phê. Chỉ cần một tin bất lợi như sương giá, hạn hán ở tại các nước sản xuất lớn như Brazil, Việt Nam, Colombia hay Indonesia, cũng có thể thay đổi hướng giá dù đó chỉ là tin đồn như trên thị trường tài chính hay nói “mua tin đồn, bán dữ kiện” (buy rumors, sell facts).
Nhìn chung, bức tranh kinh tế vĩ mô đang tạo điều kiện tốt cho giá hàng hóa thương phẩm, trong đó có 2 sàn cà phê. Nếu thương chiến Mỹ-TQ hạ hỏa, đó có thể là lúc các nước đưa ra những chương trình kích cầu, bơm tiền cho nền kinh tế, hạ lãi suất cơ bản…nhất là đồng Usd có cơ hội rẻ hơn.
Nhưng đối với một nước sản xuất cà phê, cách mua bán hợp lý là yếu tố quan trọng nhất để tạo cơ hội cho giá đi lên như xoay vòng vốn nhanh, không tìm cách găm hàng để đầu cơ giá lên, giảm treo các hợp đồng bán (long differential) càng nhiều càng tốt…
Giá cà phê chỉ thăng hoa trong năm 2020 khi người mua không nhìn thấy được lượng hàng tồn nhiều hoặc do còn trong kho, hoặc treo hợp đồng trên sàn để chờ chốt bán với lượng lớn.
Năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta tăng mạnh. Giá xuất khẩu bình quân trong năm đạt mức 2.834 USD/tấn, tăng 14,1% so với năm 2022.
Thời điểm cuối năm 2023, giá cà phê Robusta trên thế giới chạm đỉnh 28 năm do lo ngại tồn kho ở mức thấp và tình trạng hạn chế bán ra.
Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 1,61 triệu tấn, trị giá 4,18 tỷ USD, giảm 9,6% về lượng, nhưng tăng 3,1% về trị giá so với năm 2022.
Với kết quả này, tại Bộ Công Thương dự báo năm 2024, ngành cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta sẽ duy trì ở mức cao, thậm chí có thể lập đỉnh do sự thiếu hụt nguồn cung. Dự đoán đà tăng của giá cà phê thế giới sẽ chậm lại hoặc quay đầu giảm trong nửa cuối năm 2024.
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống 1,6 - 1,7 triệu tấn, từ con số 1,78 triệu tấn niên vụ 2022/2023.
Hiệp hội này cho rằng năm 2024, ngành cà phê Việt Nam cần chú trọng nhiều giải pháp cho việc phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là việc đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR của EU.
Về các khu vực xuất khẩu, tính trong 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang châu Á, châu Mỹ và châu Phi tăng, nhưng sang châu Âu và châu Đại Dương lại giảm. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang châu Á, châu Phi tăng lần lượt từ mức 35,11% và 4,08% trong 11 tháng năm 2022 lên 37,72% và 5,57% trong 11 tháng năm 2023.
Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang châu Âu và châu Đại Dương giảm từ 48,12% và 1,46% trong 11 tháng năm 2022 xuống còn 44,29% và 1,20% trong 11 tháng năm 2023.
Nếu xét về thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 11 tháng năm 2023 sang nhiều thị trường truyền thống và tiềm năng tăng, như Italy, Nhật Bản, Tây Ban Nha… Ngược lại, xuất khẩu sang các thị trường Đức, Mỹ, Nga… giảm.
Về chủng loại cà phê xuất khẩu, trong 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta và chế biến tăng lần lượt 3,7% và 27,2% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 2,71 tỷ USD và 776 triệu USD. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu cà phê Arabica và Excelsa giảm lần lượt 37,3% và 5,7%, đạt 145 triệu USD và 5 triệu USD.
Số liệu trên có thể cho thấy, ngành cà phê Việt Nam được hưởng lợi nhờ thị hiếu tiêu dùng cà phê trên thế giới có sự chuyển dịch sang cà phê Robusta có giá thành thấp hơn.
Sau thời gian 3 năm bị ảnh hưởng Covid-19, ngày 5/12, Hội nghị Quốc tế cà phê châu Á (Coffee Outlook) lần thứ 27 được tổ chức trở lại tại TP. Hồ Chí Minh.
Hội nghị có sự tham dự của hơn 150 đại biểu từ Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), Hiệp hội cà phê các nước, các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê của Việt Nam, cũng như quốc tế.
Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, kết nối thông tin chia sẻ và cập nhật hiện trạng sản xuất - xu hướng mới nhất về thị trường cà phê, tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng của các thị trường cà phê Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Australia…
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao (Vicofa) Việt Nam đánh giá, niên vụ cà phê 2022-2023 là một niên vụ khó khăn, thách thức đối với người nông dân và các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2022-2023 sụt giảm do môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu không có lợi cho niềm tin của người tiêu dùng, lạm phát tăng kết hợp với lãi suất tăng cao ở nhiều nền kinh tế chủ chốt, làm tăng chi phí sinh hoạt, do đó làm giảm mức thu nhập khả dụng trong thời gian dài đối với phần lớn các nước trên thế giới.
Mặc dù vậy, niên vụ cà phê 2022-2023 cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo số liệu của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), tổng sản lượng cà phê niên vụ 2022-2023 trên toàn thế giới đạt 171,3 triệu bao, tăng 1,7% so với niên vụ năm 2021-2022.
Dự báo về niên vụ cà phê 2023-2024, ông Nguyễn Nam Hải cho biết, hiện niên vụ cà phê mới đã trải qua được 2 tháng và được dự báo tiếp tục là một niên vụ đầy khó khăn và thách thức đối với ngành cà phê thế giới. Biến đổi khí hậu với những diễn biến khắc nghiệt của thời tiết sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cà phê toàn cầu, năng suất, sản lượng và chất lượng giảm.
Việt Nam đang trong mùa vụ thu hoạch của niên vụ mới và đã thu hoạch ước khoảng trên dưới 50% sản lượng cà phê cả nước. Một số vùng thu hoạch muộn do thời tiết mưa nhiều, dự kiến sản lượng giảm nhiều so với dự kiến.
“Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chuyển đổi cây trồng khi giá cả phê những năm qua ở mức quá thấp, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 giảm gần 13% so với cùng kỳ 2022. Khả năng cả năm 2023 xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ giảm gần 15%”, ông Nguyễn Nam Hải dự báo.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Vicofa, Chủ tịch HĐQT Intimex Group cũng cho biết, năm 2023 là năm khá đặc biệt với ngành cà phê khi giá cà phê trong nước và xuất khẩu liên tục tăng cao. Đặc biệt, có thời điểm giá cà phê trong nước tăng lên mức 70.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua.
Mặc dù giá cà phê trong năm 2023 tăng cao nhưng nhiều diện tích cà phê đã chuyển đổi cây trồng trước đó để trồng sầu riêng, trái cây… “Mỗi ha cà phê hiện mang về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, trong khi cây bơ mang về 1-1,5 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cà phê. Do đó, rất khó để giữ chân người nông dân ở lại với cây cà phê”, - ông Đỗ Hà Nam cho biết.
Cũng theo ông Nam, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam hiện ở mức 700.000 ha, nhưng thực tế có thể chỉ còn trên 600.000 ha. Theo đó, trong niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống mức khoảng 1,6-1,7 triệu tấn, so với mức 1,78 triệu tấn của niên vụ 2022-2023, và mức giá cà phê sẽ tiếp tục tăng và thiết lập mặt bằng giá mới. “Giá cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến tháng 4/2024 cho đến khi Indo, Brazil bước vào vụ thu hoạch mới”, ông Nam dự báo.
Tại hội nghị, các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng nhấn mạnh đến yêu cầu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đối với ngành cà phê toàn cầu. Theo đó, ngay từ đầu niên vụ 2023-2024 ngành cà phê phải có kế hoạch hành động triển khai thích ứng với quy định chống phá rừng và gây suy thoái rừng (EUDR), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và chứng chỉ carbon của Liên minh châu Âu. Việc triển khai từng bước các chương trình này là thể hiện trách nhiệm của ngành cà phê toàn cầu đối với bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…
Bà Vanúsia Nogueira - Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho rằng, các nhà sản xuất cà phê của Việt Nam phải tuân thủ các quy định, luật lệ chung. Bởi đây là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu cà phê vào châu Âu, nhất là trong bối cảnh các bên liên quan đều đang xem xét, thăm dò thị trường. Các nhà sản xuất cà phê phải thể hiện được trách nhiệm với môi trường, xã hội nếu họ muốn đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Điều này rất quan trọng.
“Tôi nghĩ các nhà sản xuất cà phê ở Việt Nam đã và đang làm được điều này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần marketing để các nhà nhập khẩu biết đến nhiều hơn về điều này”, bà Vanúsia Nogueira nhấn mạnh.
Giá cà phê robusta trên sàn London, kỳ hạn tháng 7 tăng 44 USD lên 4.240 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 33 USD lên 4.86 USD/tấn, kỳ hạn tháng 11 tăng 16 USD xuống 3.918 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn New York cũng tăng, kỳ hạn tháng 7 tăng 83,6 USD lên 4.950 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 74,8 USD lên 4.960 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 tăng 70,4 USD lên 4.930 USD/tấn.
Tại Brazil giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tiếp tục giảm 24,2 USD xuống 6.063 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 giảm 11 USD xuống 5.943 USD/tấn, kỳ hạn tháng 12 tăng 58,3 USD lên 5.973 USD/tấn.
Giá cà phê Tây nguyên tăng nhẹ 500 đồng/kg, tại Đắk Nông 124.500 đồng/kg, Đắk Lắk 124.000 đồng/kg, Gia Lai 123.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 123.000 đồng/kg.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) ước tính, trong tháng 5 xuất khẩu cà phê đạt 95.000 tấn, trị giá 400 triệu USD; so với cùng kỳ năm trước giảm 36,5% về lượng nhưng tăng 3,9% về trị giá.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 5 đạt mức 4.208 USD/tấn, tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo một số doanh nghiệp, thời gian qua, khi nguồn cung khan hiếm và dự báo còn kéo dài nên thị trường đã hình thành mặt bằng giá mới. Dù sản lượng vụ thu hoạch cà phê Brazil được dự báo tăng nhẹ nhưng tổng nguồn cung cà phê trên thế giới vẫn thấp hơn nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt ở nhiều nước châu Á, nhu cầu tiêu thụ cà phê đang tăng nhanh. Chính vì vậy, khi giá cà phê giảm liên tiếp nhiều ngày thì thị trường sẽ bắt đầu tăng mua trở lại.