Con Bác Hồ Là Ai

Con Bác Hồ Là Ai

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Chuyên môn bác sĩ tâm lý Lý Thị Mai

Như các bạn đã thấy, bác sĩ tâm lý Lý Thị Mai hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực tư vấn và khám chữa các trường hợp, ca bệnh tâm lý liên quan tới vấn đề hôn nhân và gia đình. Đây là một chủ đề đang ngày được chú ý hơn ở Việt Nam. Guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay đã có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống hôn nhân gia đình của các cặp đôi.

Vì thế, họ rất cần tới những chuyên gia tâm lý gia đình Để giúp họ tháo gỡ những nút thắt, mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng mà không hề dễ dàng giải quyết được. Nếu đang gặp phải các vấn đề như vậy trong đời sống hôn nhân của mình, bạn có thể tìm đến công ty tư vấn tâm lý tình cảm của bác sĩ tâm lý Lý Thị Mai tại quận Phú nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết trên đã cho bạn những thông tin đầy đủ và cần thiết về bác sĩ tâm lý Lý Thị Mai, một trong những chuyên gia tâm lý hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Bác sĩ tâm lý Lý Thị Mai cũng đang hỗ trợ tư vấn các vấn đề tâm lý hôn nhân gia đình thông qua ứng dụng Askany. Chỉ cần lên ứng dụng Askany đăng ký tài khoản là bạn đã có thể liên hệ ngay với bác sĩ tâm lý Lý Thị Mai rồi đấy.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác bón cơm cho các em nhỏ, hình ảnh Người gần gũi bên các cháu vui Tết Trung thu giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết Trung thu… mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, Người cũng nhắc đến các cháu thiếu niên, nhi đồng với muôn vàn tình thương yêu: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”.

Đáp lại tình cảm của Bác Hồ, trên đất nước Việt Nam, mỗi thiếu niên, nhi đồng gần như đều thuộc lòng bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Phong Nhã: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng/Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam/Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh/Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài...”.

Tình cảm của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam còn được thể hiện qua những món quà giản dị được chính tay các cháu làm gửi tặng Bác Hồ. Nhiều món quà đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trong không gian triển lãm chuyên đề “Mỗi kỷ vật một câu chuyện” với gần 200 tài liệu, hiện vật độc đáo thuộc bộ sưu tập tặng phẩm Bác Hồ từ năm 1945 - 1969.

Ấm lòng biết bao khi được ngắm nhìn chiếc túi đeo thêu hoa điểm 10 do học sinh Trường Nữ công Khối 76, Hoàn Kiếm (Hà Nội) làm tặng Bác nhân dịp năm mới 1965; chiếc làn cói xách tay do Ðội Thiếu niên Tiền phong huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đan tặng Bác năm 1968; bộ dụng cụ bàn ăn làm bằng tre vót gồm đũa, dao, dĩa, que xiên do cháu Nguyễn Thị Băng Tâm, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Sắc (Hà Nội) tự làm tặng Bác ngày 10/2/1964; tranh thêu chân dung Bác Hồ trong không khí toàn dân kháng chiến, kiến quốc do học sinh Trường Thanh thiếu niên Việt Nam thêu tặng Bác Hồ dịp kỷ niệm 8 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1953); chân dung Bác Hồ, ký hoạ mực nho của cháu Đàm Bình, học sinh Trường Kim Đồng vẽ tặng Bác Hồ nhân dịp sinh nhật lần thứ 74 của Người, năm 1964… Không chỉ mang trên mình những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, mỗi kỷ vật còn gắn liền những câu chuyện cảm động khiến mỗi người thêm nhớ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bác Hồ đã đi xa hơn nửa thế kỷ, nhưng hình ảnh Người vẫn in đậm trong mỗi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Năm 2020 đã có hơn 4,49 triệu bài dự thi gửi đến cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ GD&ĐT tổ chức nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, nhiều bài thi trực tuyến đạt điểm tuyệt đối, các tác phẩm viết, vẽ tranh của thí sinh đều thể hiện sự hào hứng, sáng tạo và tình cảm dạt dào với Bác Hồ kính yêu.

Gian trưng bày kỷ vật Bác Hồ với thiếu nhi, nhi đồng Việt Nam tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Nguyễn Châu Phương Trinh, học sinh lớp 7A2 Trường THCS thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, thí sinh cùng lúc giành giải nhất phần thi vẽ, giải nhì thi trực tuyến và giải ba thi viết, chia sẻ: “Trong tâm thức thiếu niên, nhi đồng cả nước, Bác Hồ luôn là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu. Đối với em, Bác còn như một người thân, một thần tượng vĩ đại để em học tập suốt đời”…

“Dù chưa từng được gặp Bác Hồ, nhưng với các thí sinh, hình ảnh của Bác thật gần gũi, ấm áp, tình cảm mà Bác dành cho thiếu nhi thật bao la. Hàng triệu tác phẩm của cuộc thi đã làm sáng lên niềm tin, sự kính trọng, biết ơn của thế hệ thiếu nhi Việt Nam hôm nay đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh” - ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi đã nhấn mạnh trong Lễ trao giải cuộc thi vào tháng 7/2020.

Những tấm gương ươm mầm tương lai

Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.

Sinh thời, Người luôn căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Ba tháng trước ngày đi xa, Bác viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên Báo Nhân dân: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên, nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”…

Thấm nhuần lời dạy của Người, ngày nay, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Đã có không ít cá nhân, tập thể được tôn vinh gương điển hình trong công cuộc giáo dục, chăm sóc, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng.

Ngày 17/5/2023, nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và 02 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” đã diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trong 133 tấm gương điển hình tiên tiến, gồm 62 tập thể và 71 cá nhân được Ban Tổ chức lựa chọn, có các giáo viên như: cô giáo Trần Thị Ninh, Bí thư Đoàn Trường THPT Lê Quý Đôn, quận Hải An, Hải Phòng là nhà giáo có nhiều tâm huyết sáng tạo trong hoạt động giảng dạy, trong công tác đoàn. Cô cũng luôn xác định giáo dục tư tưởng, đạo đức cho đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu. Cô giáo Nguyễn Thị Hòa - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Thanh Nghị huyện Gia Lộc, Hải Dương luôn gương mẫu thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ý thức trách nhiệm trước tập thể và công việc được giao…

Lớp học của cô giáo Mlê ở làng Wâu, xã Chư Ă, thành phố Pleiku.

Đặc biệt, trong 133 tấm gương điển hình tiên tiến có tấm gương cô giáo xương thủy tinh truyền cảm hứng cho giới trẻ. Đó là cô Nguyễn Thị Ngọc Tâm sinh năm 1990 tại thôn Trại 4, xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tâm mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, căn bệnh nhiều lúc khiến cô ngập ngừng, đầu hàng ước mơ, nhưng vượt lên tất cả, cô đã hiện thực hóa ước mơ theo cách của riêng mình và luôn giữ thái độ sống tích cực, lạc quan.

Không thể đứng trên bục giảng được với căn bệnh xương thủy tinh, để thực hiện ước mơ làm cô giáo, Tâm quyết định mở lớp học miễn phí ngay tại nhà để kèm cặp các em học sinh gần nhà hoặc những ai cần giúp đỡ. Vượt qua nghịch cảnh của số phận, cô đã sáng lập nên lớp học “5 không”: không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án, không học phí; chào đón hàng trăm bạn nhỏ trong và ngoài xã tới lớp học.

Ngoài thời gian dạy các em nhỏ học, Tâm còn kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ để lập nên quỹ học bổng mang tên mình, dành tặng những món quà cho các em nhỏ vùng quê nghèo. Tâm đã xây dựng không gian đọc Ngọc Tâm Thủy Tinh với hơn 1.500 sách. Không chỉ vậy, cô còn tích cực tham gia vào các chương trình tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, các hội thảo, tọa đàm do các tổ chức thực hiện để tiếp thu kiến thức, nâng cao các kỹ năng.

Với những đóng góp trên, Tâm đã được nhận 20 giải thưởng, bằng khen, giấy khen của các cấp. Cô được chọn là 1 trong 10 gương mặt tiêu biểu nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2020. Năm 2022, cô vinh dự là 1 trong 50 đại biểu được tiếp kiến Chủ tịch nước trong Chương trình “Việc tử tế” của Đài Truyền hình Việt Nam.

Một gương điển hình khác là cô Mlê (sinh năm 1992, dân tộc Bahnar) ở làng Wâu, xã Chư Ă, thành phố Pleiku. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nhưng không có cơ hội được đứng trên bục giảng, với khao khát đem cái chữ đến cho trẻ em trong làng, cô Mlê đã mở lớp dạy học miễn phí ngay tại nhà.

Vợ chồng cô quyết định dành quỹ đất để xây một phòng học rộng hơn 30m2 làm nơi dạy học miễn phí cho con em trong làng. Lớp học được chia thành từng nhóm theo từng độ tuổi, các em nhỏ được cô hướng dẫn làm toán, viết chữ; các em lớn hơn thì cô hướng dẫn cách tự học, làm việc nhóm. Thời gian đầu, lớp chỉ có khoảng chục em ở độ tuổi tiểu học. Đến nay, lớp học của cô thu hút tới 60 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9.

Ngoài học kiến thức, cô Mlê còn dạy các em lễ phép với người lớn, biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Từ nỗ lực của vợ chồng cô Mlê, nhiều học sinh vốn học kém, từng muốn bỏ học nay đã trở thành học sinh khá, giỏi ở trường. Đây chính là động lực để vợ chồng cô Mlê duy trì lớp học mỗi ngày với ước mơ trẻ em trong làng được học hành đến nơi đến chốn, sau này trở thành người có ích cho xã hội…