Chứng Chỉ Ce Là Gì

Chứng Chỉ Ce Là Gì

CE là một trong những chứng chỉ quan trọng xác nhận hàng hóa có đủ điều kiện được nhập khẩu và tiêu dùng tại thị trường EU, EFTA và các Quốc gia hay không.

Ý nghĩa của chứng chỉ CE là gì?

Chứng chỉ CE có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay, khi sản phẩm có chứng chỉ CE sẽ có rất nhiều sự thuận lợi:

– Các sản phẩm mang dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đã được kiểm tra đánh giá trước khi được đưa ra thị trường, sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu của các nước thành viên EU về an toàn sức khỏe và môi trường, và được tư do buôn bán trên thị trường chung EU.

– Chứng nhận CE được coi là biểu tượng cho tiêu chuẩn an toàn, sức khoẻ và môi trường đối với sản phẩm.

– Sản phẩm dán nhãn CE sẽ có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt của nhà sản xuất, CE giúp nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh của sản phẩm từ đó dễ đi sâu vào thị trường Châu Âu, là bàn đạp hết sức quan trọng để vươn xa phát triển ra toàn thế giới.

Kiểm tra nhãn sản phẩm để nhận biết CE Marking

Logo của cả hai thương hiệu trên thực tế giống hệt nhau về kiểu chữ, thành phần và màu sắc (màu đen), thoạt nhìn rất khó để phân biệt cái này với cái kia. Nhưng bạn vẫn có thể phân biệt được dấu CE của EU và CE của Trung Quốc khác nhau dựa vào vị trí, hay chính xác hơn là khoảng cách giữa các chữ cái C và E.

Để đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua đạt tiêu chuẩn CE Marking thật của EU, hãy kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm. CE Marking thật của EU phải có khoảng cách chính xác giữa hai chữ “C” và “E”, biểu trưng này phải có chiều cao tối thiểu là 5mm với các tỷ lệ chuẩn mực theo quy định. Ngoài ra, sản phẩm cũng nên đi kèm với số chứng nhận và thông tin về nhà sản xuất.

Hồ sơ xin đánh giá chứng nhận CE gồm những gì?

Để đăng ký chứng nhận thì các doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau để có được báo giá và quy trình chi tiết.

– Thông tin tên Công ty, địa chỉ hoạt động như trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Mô tả chức năng mục đích sử dụng và hình ảnh của sản phẩm.

– Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

– Đăng ký thông tin vào file CE Application Form

Các thông tin trên đều được chúng tôi bảo mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

IV. Quy trình cấp chứng nhận CE?

Để được cấp chứng nhận CE, thông thường doanh nghiệp sẽ trải qua 5 bước + 3:

- Bước 1: Xác định rõ tiêu chuẩn áp dụng

- Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

- Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá sản phẩm hợp chuẩn

- Bước 4: Cung cấp các tài liệu kỹ thuật

- Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE

Sau bước 5, với một số mặt hàng đặc biệt, chúng ta có thể phải thực hiện thêm 3 bước tiếp theo gồm

CE của Trung Quốc và sự khác biệt

Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện một dấu CE từ Trung Quốc mà nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn với CE Marking của EU. Dấu này thực chất không phải là chứng nhận an toàn mà chỉ là biểu tượng viết tắt của “China Export” (Xuất khẩu từ Trung Quốc). Dấu CE của Trung Quốc thường có kiểu dáng và kích thước tương tự CE Marking của EU, nhưng nó không đảm bảo rằng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn an toàn châu Âu.

Sự nhầm lẫn giữa hai dấu CE này có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn CE Marking của EU có thể không đáp ứng các yêu cầu an toàn cần thiết. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng khi mua sắm và tìm hiểu kỹ thông tin về nguồn gốc cũng như tiêu chuẩn của sản phẩm.

Việc sử dụng sản phẩm không đạt CE Marking có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. Đầu tiên, người tiêu dùng có thể đối mặt với các vấn đề về an toàn khi sử dụng những sản phẩm này. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp phân phối sản phẩm không đạt tiêu chuẩn CE Marking, họ có thể phải đối mặt với các hậu quả pháp lý nặng nề và mất uy tín trên thị trường.

Thông tin chi tiết về chứng chỉ CE

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Hiện nay chứng chỉ CE là yếu tố quyết định và quan trọng nhất để đảm bảo hàng hoá có được thuận lợi trong quá trình thương mại tại thị trường Châu Âu hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về chứng chỉ CE là gì? và Ý nghĩa của chứng chỉ CE trong xuất khẩu như thế nào?

CE là tên viết tắt của cụm từ (European Conformity). CE hay CE Marking, chứng chỉ CE (CE Certification) được đánh giá như hộ chiếu của sản phẩm, giúp thông hành sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA, cũng như rất có giá trị đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là tiêu chuẩn về sản phẩm chứ không phải tiêu chuẩn hệ thống cho công ty.

Phân biệt xuất xứ của sản phẩm và tiêu chuẩn CE Châu Âu

Trên thực tế các sản phẩm thiết bị hay bất kì các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam hay các nước khác thâm nhập vào thị trường Châu Âu đều trải quá trình kiểm tra, đánh giá phức tạp và kỹ lưỡng. Sản phẩm phải đạt đến đến mức phù hợp mới được tiêu thụ tại thị trường khó tính này.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các phân xưởng sản xuất lớn chuyển dịch về các quốc gia có tiềm lực nhân lực lớn như khu vực Châu Á. Nhằm tối ưu hóa chi phí, các hãng lớn sừng xỏ tại Châu Âu chuyển giao dây chuyền và kiến thức sang các nước có lợi thế sản xuất hơn, điển hình như Trung Quốc.

Tuy nhiên, các sản phẩm này khi muốn quay lại thị trường Châu Âu tiêu thụ cũng trải qua những bài thử nghiệm kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng và tính an toàn. Đồng nghĩa với việc, sản phẩm nếu đáp ứng hết các yêu cầu tiêu chuẩn của liên minh Châu Âu được đánh giá là sản phẩm an toàn và chất lượng hàng đầu.

Máy xay cà phê Russell Hobbs Classics 23120-51 có nhãn “Made in China” nhưng được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu và nhập trực tiếp từ EU

Nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thiết bị gia dụng Châu Âu nhưng nhận thấy sẽ ít chức năng hơn hầu hết các mẫu mã tương tự ở thị trường Châu Á. Điều này một phần có thể dựa vào văn hóa để giải thích. Người Đức nói chung hoặc Châu Âu nói riêng sống thực dụng, họ thường đánh giá cao về năng suất hoạt động, thẩm mỹ và tối ưu. Vì vậy sản phẩm sản xuất ra sẽ đi đúng vào mục đích sử dụng chính yếu nhất với thiết kế đơn giản, tinh tế.

Bên cạnh đó một lí do khác nữa là sản phẩm muốn vào được thị trường Châu Âu cần đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn CE marking của EU chính vì vậy nhiều khi chỉ cần tăng công suất sản phẩm lên một chút, thêm một vài chức năng trên sản phẩm thì sản phẩm đã không đạt yêu cầu về chuẩn CE và điều đó đồng nghĩa với việc sản phẩm không lấy được giấy phép chuẩn CE thì không thể nhập vào châu Âu được. Chính vì vậy đối với những sản phẩm mà đạt chuẩn CE và được lưu hành vào thị trường Châu Âu nói chung cũng như thị trường Đức nói riêng luôn luôn mang lại cho người dùng sự đảm bảo, yên tâm kể cả từ khâu nguyên vật liệu cũng như quá trình sản xuất.

Ngoài ra đối với sản phẩm xuất khẩu trực tiếp từ Đức đến các thị trường Châu Á, mà không thực tế sản xuất chuyên biệt dành cho thị trưởng Châu Á, sẽ không tránh khỏi việc không đáp ứng được thị hiếu Châu Á mong muốn “đa chức năng”. Vì vậy một bên sẽ tập trung vào cái lõi và đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao và một bên sẽ tập trung vào nhiều chức năng vận hành thỏa mãn thị hiếu.

Nhìn chung tại thị trường khó tính như Đức, trước khi được phép tiêu thụ sản phẩm phải trải qua quá trình thử nghiệm đánh giá nên cần xem xét tổng quan giữa an toàn và thiết kế nhiều chức năng, chi phí trên một sản phẩm, thiết bị. Và bạn biết đấy Đức luôn được biết đến với thương hiệu là “nước đứng đầu về đồ gia dụng trên thế giới”.