��ࡱ� > �� ���� �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������F�[� TVY�Aq��n���2O����� JFIF ` ` ��|Photoshop 3.0 8BIM� ` ` 8BIM x8BIM� 8BIM 8BIM' 8BIM� H /ff lff /ff ��� 2 Z 5 - 8BIM� p ����������������������� ����������������������� ����������������������� ����������������������� 8BIM 8BIM &
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Bên cạnh việc phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp cũng cần lưu ý với mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là các doanh nghiệp hiện tại chưa hoạt động trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành
Sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có khả năng đáp ứng cùng một loại nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế có thể gây ra áp lực cho các doanh nghiệp hiện tại ở các khía cạnh:
- Buộc doanh nghiệp có sự điều chỉnh về mặt giá cả.
- Doanh nghiệp luôn phải cải tiến tính năng, công dụng, mẫu mã hay đổi mới sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh.
- Doanh nghiệp phải phân tích, theo dõi thường xuyên sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ vốn liên quan trực tiếp đến sản phẩm cộng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, xu thế tiêu dùng.
Xem thêm: 5 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Với mỗi doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn cùng loại nhu cầu, cùng một thị trường. Ngày nay, doanh nghiệp cạnh tranh trên nhiều phương diện, tạo sức ép lẫn nhau thông qua giá, các dịch vụ đi kèm, tính năng sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới.
Môi trường kinh doanh là gì?
Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nó bao gồm tổng thể các yếu tố khách quan và chủ quan vận động tương tác lẫn nhau có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính, kế toán
Hoạt động này giúp các nhà quản lý cũng như đối tượng bên ngoài cần quan tâm đến doanh nghiệp biết được tình trạng doanh nghiệp. Do đó, bộ phận này cần phải phản ánh đúng và trung thực thông tin tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính, bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh cũng phải được tính toán đầy đủ, chính xác để phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của các đối tượng liên quan.
Đây là hoạt động biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng. Để đảm bảo hoạt động này vận hành tốt, doanh nghiệp cần kiểm soát được các vấn đề về năng lực sản xuất, thời gian sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra.
Tại sao cần phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp?
Khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra kế hoạch, họ không thể bỏ qua ảnh hưởng của các nhân tố liên quan. Môi trường kinh doanh vì vậy là căn cứ quan trọng buộc phải đánh giá.
Đối với các nhà quản lý, phân tích tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài sẽ giúp cho họ xác định, hiểu rõ được các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có thế xác định các cơ hội và thách thức đồng thời có thể dự đoán được xu thế vận động, phát triển của các yếu tố này trong tương lai.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý doanh nghiệp không thể đề ra kế hoạch mà họ lại không biết gì về tình hình bên trong của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích môi trường nội bộ sẽ giúp cho họ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Từ đó, nhà quản lý sẽ biết được cần phát huy lợi thế gì và hạn chế khắc phục điểm yếu nào.
Từ những đánh giá về cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, các nhà quản lý sẽ nhận biết được đâu là cơ may mình cần tận dụng, đâu là hiểm hoạ mình cần tránh hoặc hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó. Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra kế hoạch sao cho phù hợp.
Trên đây là những yếu tố quan trọng tác động đến môi trường kinh doanh rõ ràng rất mà Nhanh.vn giới thiệu đến bạn. Nhanh.vn chúc bạn thành công!
Chuyển giao công nghệ là một hoạt động không thể thiếu trong phát triển các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành công nghiệp an ninh. Công nghiệp an ninh là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, song vai trò của ngành công nghiệp này khá quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tại Việt Nam.
Chính vì vậy, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam là cần thiết nhằm phát triển ngành công nghiệp an ninh còn non trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có các giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này, nhất là trong lĩnh vực đặc thù như công nghiệp an ninh.
Do lĩnh vực công nghiệp an ninh là một lĩnh vực đặc thù, khá mới và cũng có tính bảo mật nên hầu như chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này, hơn nữa lại là vấn đề chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề này trên nền tảng nhiều nghiên cứu về chuyển giao công nghệ và áp dụng trong lĩnh vực đặc thù như công nghiệp an ninh.
Có nhiều yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ, trong đó tập trung vào một số nhóm chính như: (1) Môi trường (bao gồm các yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị) như Calantone và cộng sự (1990); Lin & Berg (2001); Steenhuis & Bruijn (2005); (2) Các yếu tố về bên nhận chuyển giao; (3) Đặc điểm của bên chuyển giao công nghệ; (4) Môi trường giao tiếp giữa bên giao và bên tiếp nhận như Calantone và cộng sự (1990); Simkoko (1992); Kumar (1999); Malik (2002); Steenhuis & Bruijn (2005); Waroonkun & Stewart (2008); Mohamed và cộng sự (2010); Khabiri và cộng sự (2012); (5) Các yếu tố về tác động của nhà nước như Calantone và cộng sự (1990); Kumar (1999); Waroonkun & Stewart (2008); Mohamed và cộng sự (2010)); (6) Yếu tố công nghệ Lin & Berg (2001) (bản chất của công nghệ, bao gồm sự phức tạp, hệ thống hóa và sự trưởng thành); Steenhuis & Bruijn (2005) (kích thước và tuổi của công nghệ); Waroonkun & Stewart (2008), Mohamed và cộng sự (2010) (mức độ phức tạp của công nghệ), Khabiri và cộng sự (2012) (tính chất kỹ thuật của công nghệ bao gồm cả quá trình và sản phẩm từ đầu vào và đầu ra).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho rằng, các yếu tố tác động vào chuyển giao công nghệ được thể hiện ở giá trị đầu ra của công nghệ như giá trị gia tăng về hiệu suất của dự án, về tính kinh tế (Waroonkun & Stewart (2008) và thành tựu kinh tế, sự gia tăng kiến thức, quá trình thực hiện (Mohamed và cộng sự (2010)).
Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng, các giá trị gia tăng chính là thể hiện kết quả của chuyển giao công nghệ. Các biến này sẽ dùng để đo lường kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.
Mô hình các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh được thể hiện như sau:
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra với số mẫu là 300 phiếu, đối tượng được điều tra là các cá nhân tham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Thời gian điều tra tiến hành trong 4 tháng, từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2017. Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch, thu được 251 phiếu có thể sử dụng để tiến hành chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Tiến hành chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc ta thấy, có biến MTGT7 bị loại ra khỏi mô hình do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Các biến còn lại đều thỏa mãn điều kiện hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Thực hiện phương pháp trích hệ số thành phần chính với phép xoay nhân tố Varimax, Bài viết tiến hành thực hiện phương pháp xoay trong 3 lần và loại một số biến không đạt yêu cầu (do xuất hiện cùng lúc ở nhiều nhóm hoặc không xuất hiện ở nhóm nào, do hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5). Các biến còn lại bao gồm: CN1, CN2, CN3, CG1, CG2, CG3, CG4, CG5, NCG2, NCG5, NCG6, MTCP1, MTCP2, MTCP5, MTCP6, MTCP7, MTCP8, MTCP9, MTCP10, MTGT2, MTGT5, MTCXV1, MTCXV2.
Hệ số KMO của mô hình đạt 0,897, hệ số sig trong kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05, thể hiện sự phù hợp của mô hình (Bảng 1).
Khi chạy ma trận xoay, do các biến về đặc điểm của bên chuyển giao (CG), đặc điểm của bên nhận chuyển giao (NCG) và biến môi trường giao tiếp giữa hai bên (MTGT) được xếp chung một nhóm. Do vậy, bài viết gộp 3 biến này thành một nhóm, được đặt tên lại là Môi trường chuyển giao (MTCG) (Bảng 2, 3).
Với biến phụ thuộc, khi chạy ma trận xoay, các biến hội tụ thành 3 nhóm, được đặt tên lại thành giá trị gia tăng sản xuất (GTGTSX), giá trị gia tăng cạnh tranh (GTGTCT) và giá trị gia tăng kiến thức (GTGTKTH). Lấy trung bình của 3 nhóm này ta có biến đại diện của biến phụ thuộc – Giá trị gia tăng (GTGT).
Tiến hành lấy giá trị trung bình của các biến đại diện ta có 4 biến độc lập (bao gồm: Môi trường chuyển giao (MTCG), chính phủ (CP), môi trường chính trị văn hóa xã hội (MTCXV) và đặc điểm công nghệ (CN)) ảnh hưởng đến 1 biến phụ thuộc (GTGT).
Tiến hành kiểm định sự tương quan giữa các biến nhằm đo mức độ liên hệ chặt chẽ giữa các biến cho thấy yếu tố công nghệ có tương quan yếu với kết quả chuyển giao công nghệ (có hệ số tương quan Pearson nhỏ hơn 0,3).
Kết quả chuyển giao công nghệ phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố chính phủ, tiếp đó là môi trường chuyển giao giữa hai bên (bao gồm cả đặc điểm của bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và môi trường giao tiếp giữa hai bên), và phụ thuộc vào môi trường chính trị văn hóa xã hội bên ngoài. Các giá trị sig. (1-tailed) đều nhỏ hơn 0,05, thể hiện sự tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với phương pháp Stepwise. Theo đó, biến chính phủ ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hiện nay lĩnh vực này vẫn đang là độc quyền, sự thay đổi của các quy định sẽ khiến làm thay đổi kết quả chuyển giao công nghệ (Bảng 4).
Mô hình được viết dưới dạng công thức như sau:
GTGT = 0,321* MTCG + 0,355*CP + 0,243*MTCXV + 0,053*CN
Trong 4 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng yếu nhất và không có ý nghĩa thống kê (do giá trị sig lớn hơn 0,05).
Giá trị VIF (hệ số phóng đại phương sai) của tất cả các biến độc lập đều nằm trong khoảng từ 1 đến 2. Kết quả này cho thấy mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.
Giá trị R2 hiệu chỉnh của mô hình đạt 0,567, thể hiện các biến độc lập có ảnh hưởng 56,7% đến biến phụ thuộc. Hệ số Durbin – Watson cũng gần tiến đến 2, đảm bảo sự phù hợp của mô hình trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.
Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh là cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Do đặc thù của ngành, hầu hết các doanh nghiệp và đơn vị thực hiện chuyển giao công nghệ quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp an ninh đều là đơn vị của nhà nước.
Chính vì vậy, chính phủ có tác động lớn nhất đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Để đạt hiệu quả tốt trong hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, cần chú trọng các vấn đề sau:
Về phía Chính phủ: Cần Tăng cường khuyến khích các DN nghiên cứu và tìm hiểu các bí quyết kỹ thuật của nước ngoài; Khuyến khích liên kết với các đơn vị nghiên cứu và hỗ trợ DN hấp thu các kiến thức công nghệ; Bảo vệ quyền lợi cho DN khi tham gia chuyển giao công nghệ; Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng đối với công nghệ được chuyển giao; Tìm kiếm các nguồn cung cấp công nghệ và xúc tiến hoạt động chuyển giao công nghệ; Quy định có hệ thống để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Đơn giản hóa quy trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh; Ban hành cơ chế hình thành thị trường công nghiệp an ninh ở trong nước; Đảm bảo môi trường chính trị văn hóa xã hội phù hợp và an toàn cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.
Về phía doanh nghiệp: Tăng tính lưỡng dụng của công nghệ chuyển giao nhằm tạo ra lợi thế khi chính phủ thực hiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực công nghiệp an ninh; Tìm kiếm các bên chuyển giao công nghệ có kinh nghiệm, có khả năng quản lý công nghệ, sở hữu công nghệ nguồn, có đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ được chuyển giao, hợp tác tốt và sẵn sàng hỗ trợ, đào tạo và vận hành công nghệ chuyển giao; Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực để tiếp nhận và vận hành công nghệ; Hiểu biết rõ về bên chuyển giao và công nghệ được chuyển giao; Tạo ra môi trường cam kết chắc chắn, hiểu biết và sẵn sàng chuyển giao giữa hai bên, xóa bỏ các rào cản về mặt văn hóa xã hội giữa hai bên.
1. Ali H., MD. Yusoff J., Menshawi K.M, (2015), International Techonology Transfer models: A comparision study , Journal of Theoretical and Applied Information Technology, 2015, Vol.78. No.1, 95-108;
2. Calantone, R. J., Lee, M. T., & Gross, A. C, (1990), Evaluating international technology transfer in a comparative marketing framework, Journal of Global Marketing, 1990. 3(3), 23- 46;
3. Khabiri, N., Rast, S., & Senin, A. A., (2012), Identifying main influential elements in technology transfer process: a conceptual model, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 40, 417-423;
4. Kumar, V., Kumar, U., & Persaud, A. (1999), Building technological capability through importing technology: the case of Indonesian manufacturing industry, The Journal of Technology Transfer, 24(1), 81-96;
5. Lin, B. W., & Berg, D, (2001), Effects of cultural difference on technology transfer projects: an empirical study of Taiwanese manufacturing companies. International Journal of Project Management, 19(5), 287-293;
6. Malik, K., (2002), Aiding the technology manager: a conceptual model for intra-firm technology transfer, Technovation, 22(7), 427-436;
7. Mohamed, A. S., Sapuan, S. M., Ahmad, M. M., Hamouda, A. M. S., & Baharudin, B. H. T. B., (2012), Modeling the technology transfer process in the petroleum industry: Evidence from Libya. Mathematical and Computer Modelling, 55(3), 451-470;
8. Simkoko, E. E., (1992), Managing international construction projects for competence development within local firms. International Journal of Project Management. 10(1), 12-22;
9. Steenhuis, H. J., & Bruijn, E. J., (2005), International technology transfer: Building theory from a multiple case-study in the aircraft industry.