Học bổng Quỹ "Ước mơ xanh" hướng tới các sinh viên tài năng, sinh viên nghèo vượt khó tại các cơ sở đào tạo báo chí trên cả nước, xuất phát từ Giải Golf "Ước mơ xanh" do Báo Nhà báo & Công luận, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam sáng lập.
Có ai khuyên người đàn ông lui về nội trợ không?
Lời khuyên của ông thẩm phán ấy cũng dấy lên một cuộc tranh luận: phụ nữ nên ở nhà hay đi làm?
Trước hết, không nên so sánh với nước khác vì bối cảnh và điều kiện của Việt Nam khác họ. Đại đa số người dân còn thu nhập thấp. Đơn cử một ví dụ, nếu chỉ người đàn ông đi làm, với thu nhập của một công chức, hẳn không đủ để chi tiêu tối thiểu cho một gia đình trẻ 4 người. Vậy người phụ nữ có ngồi mà lo chuyện nội trợ được không? Chắc chắn là không, phải đi làm.
Vì thế muốn được yêu thương, trước hết người phụ nữ phải làm cho người đàn ông của mình tôn trọng Ảnh minh họa: Shutterstock
Đó là công chức, còn người dân lao động thì sao?
Biết bao nhiêu người phụ nữ ngày ngày vẫn lam lũ mưu sinh, từ buôn thúng bán mẹt cho đến lượm ve chai, thậm chí, làm cả công việc nặng nhọc của đàn ông như bốc vác, phụ hồ... Họ "bỏ tay mặt bắt tay trái", đi làm về còn phải lo cơm nước, giặt giũ, lo rau heo cháo chó, lo cho vạt rau, giàn bí...
Nên chuyện phụ nữ chỉ cần ở nhà lo nội trợ gần như là chuyện... bất khả thi.
Nhưng nước ta cũng có một tầng lớp trung lưu, họ khá giả hơn nhờ nền kinh tế mở. Một số không chỉ khá mà là giàu có thực sự. Nhiều nam doanh nhân làm kinh tế giỏi nhưng cũng nhiều nữ doanh nhân làm kinh tế đại tài.
Khi người đàn ông làm ra tiền, lúc đó người ta hay nghĩ người phụ nữ nên lui về nội trợ. Coi đó dường như là lẽ đương nhiên. Nhưng khi người phụ nữ làm ra tiền, có ai khuyên người đàn ông lui về nội trợ không? Không. Thậm chí còn thấy tức cười.
Đó là điều bất hợp lý và thiếu công bằng ngay cả trong cách nghĩ.
Đàn ông Việt Nam trong sâu thẳm vẫn còn thói gia trưởng
Đời người, giả sử chỉ sống để... tiêu tiền nó cũng nhàm chán lắm. Hãy nghĩ mà xem.
Vì thế, đi làm còn là một nhu cầu, một niềm vui, một lẽ sống.
Nếu ngày 8 tháng 3 là ngày vì nữ quyền thì cuộc đời những người phụ nữ thế hệ mẹ tôi là cả chuỗi ngày mùng 8 tháng 3 Ảnh minh họa: Shutterstock
Người phụ nữ đi làm sẽ tiếp xúc với nhiều người, va chạm nhiều hơn nên cũng suy nghĩ thoáng hơn. Họ sẽ dễ dàng chia sẻ với người đàn ông của mình hơn. Đi làm, họ phải luôn tư duy nên cũng chậm già hơn. Đi làm, họ có nhiều bạn bè, người quen để "tám". "Tám" cũng là một nhu cầu giải tỏa.
Phụ nữ đa phần thích chưng diện, làm đẹp và muốn người khác biết mình đẹp, khen mình đẹp... không đi làm cơ hội nào để chưng diện? Cái đẹp cất trong nhà thì có lỗi với tạo hóa lắm!
Ở một góc độ khác, người đàn ông Việt Nam trong sâu thẳm vẫn còn thói gia trưởng. Khi làm ra đồng tiền, sự gia trưởng càng có cơ hội trổi dậy. Người đàn bà hẳn sẽ rất khó chịu khi anh ta kiểm soát hoặc tỏ ý kiểm soát việc chi tiêu. Không hề thoải mái.
Đi làm, họ tự tin hơn khi tự chủ về kinh tế. Nhiều cuộc hôn nhân như địa ngục nhưng người phụ nữ không đủ can đảm bước khỏi địa ngục đó chỉ vì phụ thuộc vào kinh tế. Rất bi kịch.
Nhiều người đẹp khoe vì được đại gia o bế, mua cho thứ này, sắm cho thứ nọ rồi lên mạng khoe tưng bừng dù đại gia đó đang là chồng của người ta. Những người như thế không có liêm sỉ đã đành, sớm muộn gì họ cũng bị sa thải như người ta sa thải một thứ đã dùng.
Vì thế muốn được yêu thương, trước hết người phụ nữ phải làm cho người đàn ông của mình tôn trọng. Tôn trọng là sự đảm bảo lâu dài cho tình yêu. Muốn được tôn trọng thì không lệ thuộc, phải làm chủ cuộc đời mình.Tự chủ biểu hiện rõ nhất là về tài chính.
Về phía đàn ông, sự tôn trọng người mình yêu thể hiện rõ nhất khi anh ta chia sẻ việc nhà với vợ. Mình đi làm, vợ cũng đi làm, không lý gì anh phó mặc chuyện nội trợ cho vợ mình.
Về phía đàn ông, sự tôn trọng người mình yêu thể hiện rõ nhất khi anh ta chia sẻ việc nhà với vợ Ảnh minh họa: Shutterstock
Thế hệ mẹ tôi, như đã nói, vì sự tồn tại của gia đình, phải làm việc để có cái ăn, không cần đấu tranh cũng đã có nữ quyền.
Ngày nay, khi đời sống khá lên, nhưng nếu người phụ nữ không cẩn thận sẽ tự mình đánh mất nữ quyền. Người chồng có thể đưa thẻ tín dụng cho vợ giữ nhưng anh ta cũng có thể khóa tài khoản trong vòng ba nốt nhạc.
Hoa không chỉ nở trong ngày mùng 8 tháng 3, hoa nở quanh năm. Đó là ngụ ý sâu xa từ thiên nhiên và cuộc sống.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
(GLO)- Chuyến du lịch của chúng tôi đến Đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây đúng vào những ngày mưa gió tầm tã. Trong suốt lịch trình bận rộn của tour, tôi và Phó Giáo sư-Tiến sĩ Huỳnh Thị Gấm bảo nhau hãy dành 1 ngày để tìm và thăm nơi đã giam giữ Bác Hồ trên đảo Hồng Kông cách đây gần 1 thế kỷ.
Cuộc đời mẹ là chuỗi ngày mùng 8 tháng 3
Và họ đã làm lụng, nuôi dưỡng đàn con, một thế hệ đã trưởng thành như thế. Mẹ không cần đấu tranh cho nữ quyền vì nữ quyền đã giao vào tay mẹ như một lẽ đương nhiên.
Ba tôi là người thuộc thế hệ tham gia hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, ông đi biền biệt, nếu mẹ tôi không bươn chải làm lụng để có cái ăn, cái mặc nuôi đàn con thì mẹ tôi cũng chẳng có gì để... nội trợ.
Không có gạo lấy gì mà nấu cơm?
Những người phụ nữ thời đó phải đảm nhiệm cả hai vai, vừa làm cha, vừa làm mẹ. Không có họ thì không có một thế hệ tiếp theo nên người như hôm nay.
Nếu ngày 8 tháng 3 là ngày vì nữ quyền thì cuộc đời những người phụ nữ thế hệ mẹ tôi là cả chuỗi ngày mùng 8 tháng 3.