Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Hướng dẫn chọn vest cưới – váy cưới phong cách cổ điển
Xu hướng chụp ảnh cưới phong cách cổ điển đang trở nên phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, không chỉ những cặp đôi đứng tuổi mà nhiều cặp đôi trẻ cũng chọn chụp ảnh cưới theo phong cách cổ điển để có album ảnh cưới độc đáo, ý nghĩa, có những khung hình ấn tượng. Nhưng để chụp hình cưới phong cách cổ điển, cô dâu chú rể cần ghi nhớ nhiều lưu ý. Đặc biệt, cần áp dụng các kinh nghiệm trong việc chọn vest cưới – váy cưới phong cách cổ điển cho phù hợp.
Vì trong những album ảnh cưới truyền thống, vest cưới – váy cưới là những trang phục quen thuộc hơn cả. Nó có thể giúp bạn dễ dàng biến album ảnh cưới trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang vẻ đẹp vượt thời gian, trở thành nơi lưu giữ những khoảnh khắc ngọt ngào, hạnh phúc của hai vợ chồng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể trong việc chọn trang phục chụp ảnh cưới:
Chụp ảnh cưới phong cách Vintage ở đâu đẹp, uy tín nhất?
Mimosa Wedding là thương hiệu chụp ảnh cưới uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh cưới, Mimosa Wedding luôn tìm ra những phong cách mới để tạo ra những bức ảnh chuyên nghiệp và chất lượng. Đội ngũ nhiếp ảnh gia nhiệt tình và chuyên nghiệp sẽ mang đến cho bạn những bức ảnh cưới Vintage đẹp và ý nghĩa nhất trong ngày trọng đại của bạn.
Mimosa Wedding – Thương hiệu chụp ảnh cưới chuyên nghiệp tại Hà Nội
Đặc biệt, các gói chụp hình cưới tại Mimosa Wedding bao gồm trọn gói dịch vụ chụp, makeup, ekip, váy cưới, vest chú rể,.. với đa dạng mức giá khác nhau. Đặc biệt, Khi lựa chọn dịch vụ chụp ảnh của chúng tôi, khách hàng sẽ trải qua một quy trình làm việc chuyên nghiệp, bao gồm các bước sau:
Nếu bạn muốn lưu giữ ngày trọng đại của mình bằng những hình ảnh đẹp nhất thì đừng bỏ qua concept chụp ảnh cưới vintage này. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần sự tư vấn của Mimosa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua 038 576 66 66 để được hỗ trợ chi tiết.
Theo ghi chép trong sử sách thì thời xưa, binh lính Đại Việt cũng có sử dụng giáp trụ. Sử nhà Tống chép lại, trong trận chiến giữa quân nhà Tống và Đại Cồ Việt năm 981 (thời Vua Lê Hoàn), quân Tống thu được tới 1 vạn bộ giáp trụ của quân Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, ở chiến dịch này, sau đó, tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo bị bắt, quân của Trần Khâm Tộ bị thua to nên việc thu được nhiều giáp như vậy cũng khó có thể tin.
Còn trong sử nước ta, “Đại Việt sử ký toàn thư” chỉ nói về mũ trụ thời Vua Lê Hoàn chứ không nhắc đến áo giáp: “Mùa xuân năm 1002, vua xuống chiếu chế tạo hàng nghìn mũ trụ cho sáu quân”. Mũ của binh lính Đại Cồ Việt từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng gọi là mũ Tứ phương bình đính, loại mũ này được “Toàn thư” mô tả là “làm bằng da, đỉnh mũ phẳng, bốn bên khâu giáp lại, trên hẹp, dưới rộng”. Kiểu dáng mũ này đến thời Hậu Lê vẫn còn dùng trong quân đội.
Các ghi chép trong chính sử thời Trần, Lê chỉ nói đến mũ, nón, không chi tiết về quần áo. Một số mô tả cho biết, quân đội thời Lý, Trần chủ yếu cởi trần, đóng khố, cầm các loại binh khí. Riêng áo giáp, chỉ có thể hình dung qua các bức tượng đá hình các tướng mặc giáp trụ tại các khu lăng mộ cổ thời Lê trung hưng còn lại đến ngày nay mà thôi.
Phải đến thời Nguyễn, các bộ sử của triều đại này mới có những dòng đề cập chi tiết đến quân phục của binh lính. Ở thời đại này, các loại áo giáp ít được sử dụng do thời này hỏa khí đã xuất hiện khá phổ biến dù còn thô sơ. Thay vào đó, rất nhiều ghi chép về “áo trận”, cho biết áo của binh lính làm bằng len, đoạn, vải sại...
Theo quy định, áo của binh lính dùng loại dệt len màu đỏ, viền màu lục, ống tay màu lục. Lính ở phủ, huyện gọi là phủ binh, huyện binh, mặc áo sùng vải đen, viền đỏ, ống tay màu đỏ.
Bộ sử “Đại Nam thực lục” của triều Nguyễn cho biết, vào tháng 2 năm Minh Mạng thứ 13 (1832), triều đình cấp quân phục bằng đoạn lông các màu cho 4 dinh cấm binh. Cụ thể: 5 vệ thuộc dinh Thần Cơ, mỗi vệ 220 cái áo; quần áo của lính pháo thủ 220 bộ; 3 dinh Tiền Phong, Long Võ và Hổ Oai, mỗi dinh 5 vệ, mỗi vệ đều 440 cái áo.
Lời nhà vua dụ bảo quân lính được sử sách ghi lại cho biết triều đình rất quý trọng bộ binh phục này: “Áo quân phục ấy sắm bằng tiền kho tốn kém rất nhiều. Đó là muốn cho áo mặc của quân ta được tươi đẹp, để phòng vệ cho nghiêm, nên không ngại tốn. Các ngươi là chưởng lĩnh đại thần và những người coi quản phải nên chắt chiu những của ấy, truyền bảo các biền binh; khi theo hầu, mặc trong việc công đều nên để ý giữ gìn, phơi phóng, cất giữ cho đúng cách. Nếu chưa đến hạn đổi phát lượt khác mà đã rách nát thì tất phải phân biệt bắt đền và giao bộ nghị xử”.
Theo như lời dụ của Vua Minh Mạng với các quan ở Nội các vào mùa đông năm 1833 thì tướng sĩ nhà Nguyễn đi đánh trận ở Nam kỳ (dẹp loạn Lê Văn Khôi) có áo giáp. Nguyên văn lời vua nói rằng: “Quan quân từ khi đi đánh giặc ở Nam Kỳ đến nay, qua hạ, sang đông, từng trải nắng, rét. Nay tính đốt tay lại đến Đông chí. Trong kinh đã thưởng áo mặc mùa đông. Ta tin rằng, ở triều đình đều đội ơn quên rét. Lại nghĩ: “Tướng quân, Tham tán và bọn tướng, biền đều mặc áo giáp, cầm khí giới vì nước khó nhọc, lòng ta chưa từng giờ phút nào quên được”. Vậy, chuẩn cho từ Tướng quân, Tham tán đến Lãnh binh, Quản vệ, Quản cơ, Hiệu úy, Suất đội đều được thưởng quần áo và hào bao (bao đeo thắt lưng) bằng gấm có thứ bậc”.
Năm đó, nhà Nguyễn đối mặt với nhiều cuộc nổi dậy ở miền Bắc, quân sĩ khó nhọc, nên Vua Minh Mạng đã phái thị vệ đem áo trận đi các quân thứ Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn ở Bắc Kỳ, thưởng cho các chỉ huy như Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Thọ Tuấn và bọn Lãnh binh, Quản vệ, Quản cơ, Thành thủ úy... Còn ai trước đã được thưởng áo trận rồi thì không được thưởng nữa.
Về màu sắc áo lính thời Vua Minh Mạng, “Đại Nam thực lục” cho biết quân phục được may bằng vải màu và sại đỏ. Sại là loại lụa nổi cát và có vân hình ô vuông. Như mùa đông năm 1833, triều đình xuất 8.000 tấm vải sại ta màu đỏ, giao tỉnh Gia Định may quần áo để chiếu theo tiêu chuẩn phân phát cho binh lính. Mỗi người lính đều được nhận 1 chiếc áo kép lót vải dày mổ bụng và 1 quần sại ta. Binh dõng các tỉnh, mỗi người được phát 1 chiếc áo đơn bằng vải và 1 quần vải nâu.
Một ghi chép khác cho biết, quần của biền binh các trực tỉnh ở kinh kỳ vào đóng ở phía Nam có màu đỏ: “Vua sai cấp cho mỗi người 1 áo đơn, vải thâm, xẻ ở giữa và 1 quần đỏ trơn”. Như vậy, binh lính được phát áo đơn về mùa hè, áo kép về mùa đông và dáng áo đều là “xẻ ở giữa” hay “mổ bụng” mà chúng ta vẫn còn nhìn thấy trên các bức ký họa của các họa sĩ phương Tây để lại.
Cũng trong thời gian này, Vua Minh Mạng cho định cách thức áo trận của quan quân trong kinh và ngoài tỉnh. Theo đó, cấp chỉ huy được mặc áo dài hơn của binh lính, trong đó quản vệ áo dài 1 thước 4 tấc 5 phân, ở kinh suất đội áo dài 1 thước 4 tấc, binh đinh 1 thước 3 tấc, ở các tỉnh ngoài, áo suất đội, binh đinh đều ngắn hơn 1 tấc.
Ngoài vải sại, áo trận phát cho binh lính còn được làm bằng đoạn có lông. Điều này được ghi chép vào tháng 2 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), khi triều đình cấp 1.000 chiếc áo trận bằng đoạn có lông cho biền binh ở các vệ thuộc dinh Thần sách Nghệ An.
Tháng 10 năm 1834, Vua Minh Mạng cũng ban quân phục cho các hương dõng ở Bình Thuận và 6 tỉnh Nam Kỳ. Nhà vua ra lệnh cho các tỉnh lập tức may áo vải kép, mổ bụng và quần vải nhuộm vỏ già, mỗi thứ 500 cái, số hương dõng tỉnh nào có ít thì liệu giảm xuống 400, hay 200, 300, theo số mà cấp phát.
Ở các tỉnh phía Bắc, mùa đông thời tiết rét đậm, nên binh lính còn được phát áo rét. Theo quy chế ghi lị vào mùa đông năm 1835, thì các lính miền Bắc, từ quân phục đến súng ống và khí giới đều phải nộp vào kho, khi nào được sai phái, mới phân phát cho. Từ trước đến nay, ai có dự đi đánh giặc mới được cấp cho áo rét một lượt, không thì thôi.
Việc quy định màu sắc cho quân phục từng thứ quân được Vua Minh Mạng tiến hành vào tháng 10 năm 1835. Khi đó, phủ Nội vụ tiến trình quân phục mới may cho 4 dinh Cấm binh để vua xem. Nhà vua thấy màu sắc và hình dạng quân phục không phân biệt, hỏi ra thì vì làm theo kiểu cũ, phủ Nội vụ không muốn thay đổi cho thêm tốn kém. Nhà vua bèn ra lệnh theo kiểu đó may thêm quân phục một dinh nữa cho đủ số 5 dinh, rồi chiếu theo sắc dạng của từng dinh, thêm một “lá đáp” để làm dấu phân biệt.
Theo lệnh vua, dinh Thần sách là Trung dinh, áo của lính Trung vệ vốn sắc vàng, không cần khâu thêm lá đáp. Còn 4 vệ Tiền, Tả, Hữu, Hậu đều dùng một mảnh vải vàng đáp vào bên trái đằng trước thân áo. 4 dinh khác suy theo đó mà làm. Sau đó, vua sai Bộ Binh và Nội các hiệp cùng Nội vụ phủ bàn định màu sắc, hình dạng các quân phục và cờ hiệu phân biệt khác nhau cho các quân dinh, vẽ ra hẳn hoi, dâng trình vua coi để làm mẫu thường dùng.
Cũng tháng 11 năm này, khi bàn việc cấp quân phục cho biền binh ở thành Trấn Tây và 2 tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vua Minh Mạng dụ Bộ Binh rằng: “Biền binh các tỉnh Nam Kỳ từ trước đến nay chưa được may cấp quân phục. Vậy, chuẩn cho trước hãy lấy hàng vũ đoạn các màu đỏ tươi, đỏ nhợt và đỏ sẫm ở trong kho, tính đủ quân phục 4 vệ (mỗi vệ 40 cái áo đội trưởng và 320 cái áo quân lính), phát cho 2 vệ thành Trấn Tây và An Giang, Hà Tiên mỗi tỉnh 1 vệ, may xong, cất vào kho, gặp có việc sai phái đánh dẹp thì cho mặc để mạnh quân dung. Còn các tỉnh khác sẽ phát sau”.
Theo lệnh của Vua Minh Mạng tháng 2 năm 1836, khi cấp quân phục cho các cơ binh ở Bắc Kỳ, mỗi cơ 500 người, thì áo quần mỗi thứ chỉ được 360 chiếc. Áo thì dùng vải đen lót trong bằng vải đỏ, cổ và tay áo đều viền đoạn vũ đỏ; quần dùng vải màu vàng. Do quân phục không đủ theo số lính nên triều đình lệnh “có việc thì mặc, vô sự thì thôi” và chuẩn định 3 năm 1 lần đổi quân phục. Tuy nhiên, đến đời Vua Tự Đức, vào cuối năm 1853, lệ cấp áo trận cho biền binh lại đổi làm 6 năm cấp 1 chiếc.
Khi các tướng có chiến công, cũng được ban thưởng áo trận, như đời Vua Tự Đức, năm 1862, tướng Nguyễn Tri Phương được ban 3 chiếc áo kép chẽn tay màu bảo lam, quần đỏ 1 chiếc, quần trắng 2 chiếc. Tôn Thất Cáp được ban áo chiến 1 chiếc, áo kép chẽn tay màu bảo lam 2 chiếc, quần đỏ và quần trắng mỗi thứ 1 chiếc. Ngoài ra, Nguyễn Công Nhàn cũng được thưởng một chiếc áo trận bằng “thúng thúc” (chúng tôi chưa rõ thúng thúc là loại vải gì) màu hoa lan trơn, 1 quần nhiễu trơn màu lam.
Một điều thú vị là binh lính thời Nguyễn đã được cấp phát giày da. Theo bản điều trần của Tuần phủ Lạng Bình (phụ trách hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng) là Trần Văn Tuân, tháng 7 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), có 7 điều về quân sự, trong đó điều thứ hai là: Xin may quân phục cấp cho quân sĩ, vì từ mùa thu năm trước lúc này, quân phục đều rách cả, nên xin do Hà Nội đứng may, đưa đến cho 3.000 áo và 3.000 quần; và điều thứ tư là: Xin đóng cho giày da (do Hà Nội đóng và đưa đến cho 3.000 đôi để phòng quân giặc cắm chông đường núi).n